Chim Việt Cành Nam [ Trở Về ] [ Trang chủ ]
Bớ ... "Thằng giặc Tề"!
Nguyễn Dư
Trong bộ tranh dân gian Oger, phần nói về tục lệ tang ma, có một tấm vẽ một thầy phù thuỷ (còn gọi là pháp sư hay thầy pháp) đang làm phép lúc cải táng (bốc mộ). Chiếc quan tài đã được mở nắp, trên thành có con chim đậu, bên trong còn nguyên bộ xương người. Thầy phù thuỷ, một chân đạp thành quan tài, hai tay ôm súng chĩa về phía con chim. Đặc biệt ở đầu súng có mấy sợi giây rủ lòng thòng.Tên tranh được ghi bằng ba chữ hán: Thằng dặc tề.
Vô tình tên tranh lại có vấn đề!
Người miền Bắc phát âm chữ dặc (hán) giống như chữ giặc (nôm), cho nên tên tranh còn có thể được đọc là Thằng giặc Tề.
Hai cách đọc này, đọc theo chữ hán hay đọc theo chữ nôm, sẽ đưa đến hai cách hiểu nội dung tranh khác nhau.
Hán hay nôm? Thằng giặc Tề là ai? Thằng dặc tề là gì?
Thằng giặc Tề được Nguyễn Mạnh Hùng (Ký họa Việt Nam đầu thế kỷ 20, Trẻ, 1990, tr. 126) giới thiệu:
Ngày trước, một bộ phận dân gian tin là có "thần trùng"- tức là thần hành hạ người chết vào ngày trùng hoặc bắt những người trong gia đình có người chết vào ngày trùng cứ chết nối theo - trừ phi tìm được pháp sư cao tay ấn đuổi đi thì mới chấm dứt.
Trong hình, thần trùng xuất hiện dưới dạng một con chim-và cũng gọi là "thần nanh đỏ mỏ". Con chim đỏ mỏ này từ trên không đáp xuống mồ người chết mổ thật mạnh đến nảy lửa làm cho người chết dưới mồ phải rên la. Khi ấy vị pháp sư được âm binh trợ giúp đã dùng gậy tháp đánh đuổi con chim ấy đi không cho hành hạ người đã khuất nữa. Xong, vị pháp sư phải ếm đối một lá bùa vào miệng thây ma không cho thây ma hoá thành "thần trùng" để làm hại gia đình mình nữa. Nhưng tại sao ở đây ký họa lại ghi là "Thằng giặc Tề" mà không đề là "Thần trùng"?
Tục truyền đời Hán (hai thế kỷ trước công nguyên), Hàn Tín được phong là Tề Vương vì có tham vọng muốn chiếm ngai vàng nên đã bị Lữ Hậu giết chết. Tín mang hận xuống suối vàng bèn cấu kết với 12 hung thần, giết chết Hán Anh - con Lữ Hậu - để trả thù. Bị thác oan, Hán Anh bèn tố cáo với Diêm Vương về tội ác ấy của Tề Vương nên được Diêm Vương cho trở về với dương thế. "Thằng giặc Tề" đây phải chăng là Tề Vương tức Hàn Tín? (theo tư liệu của Ngô Quý Sơn)
Lời giải thích nghe thật lí thú, nhất là cho những ai thích truyện phong thần, kiếm hiệp Tàu. Thực thực, hư hư, chết đi sống lại, trả ân báo oán ...
Tuy thích nhưng tôi vẫn còn ngờ.
Sự tích thần trùng, thần nanh đỏ mỏ của tín ngưỡng dân gian chắc nhiều người trong chúng ta đã biết. Dùng hình ảnh con chim để gián tiếp cắt nghĩa thần trùng nghe ra cũng có lí, có thể chấp nhận được. Nhưng từ thần trùng nhảy qua Hàn Tín, một nhân vật lịch sử có thật, rồi từ Hàn Tín chạy sang thằng giặc Tề, thì lối giải thích có vẻ hơi khúc mắc, vòng vo khó hiểu.
Chẳng lẽ người vẽ và đặt tên tranh lại ra cho người xem tranh một câu đố hóc búa, khó hiểu như vậy?Khó hiểu ở vài điểm:
1) Chữ Thằng của tiếng Việt thường được dùng với ý khinh bỉ, để chỉ những người ở bậc dưới mình, hoặc đôi khi dùng để hạ thấp người này, tâng bốc người kia:
Thằng bờm có cái quạt moThằng nghèo bị lép vế trước ông nhà giàu.
Phú ông xin đổi ba bò chín trâu ... (Ca dao)Khoảng đầu thế kỉ 20 trở về trước, thỉnh thoảng ta bắt gặp chữ thằng trong văn thơ:
Hỏi ra, sau mới biết rằng:Chữ thằng chỉ chung đứa lưu manh, lũ phản quốc, bọn xâm lăng. Trong ngôn ngữ dân gian, thằng còn được dùng để chỉ chung trẻ con:
Phải tên xưng xuất tại thằng bán tơ (Nguyễn Du, Kiều)Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà (Nguyễn Đình Chiểu, Than đạo)Nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ, đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có (Nguyễn Đình Chiểu, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc).
Thằng Cuội ngồi gốc cây đaThằng cũng được dùng với ý miệt thị để gọi thằng mõ, một hạng người bị liệt vào hàng thấp nhất của xã hội.
Để trâu ăn lúa, gọi cha ời ời ... (Ca dao)Chàng hai má đỏ hồng
Kêu với thằng tiểu đồng
Mang túi thơ bầu rượu:
"Mai ta vào chùa trong" ... (Nguyễn Nhược Pháp, Chùa Hương)Cho đến những năm 1930-1940, chưa bao giờ một nhân vật lịch sử, Tàu hay ta, bị sách vở gọi là thằng. Cổ nhân kín đáo, không chửi ai một cách thô lỗ chăng? Chữ thằng- chỉ một cá nhân- mới được dùng phổ biến và công khai từ khoảng sau 1945. Ngày nay chúng ta quen tai với những tiếng gọi thằng này, thằng kia. Xét cho cùng, điều này cũng dễ hiểu, chả có gì đáng ngạc nhiên. Người ta mạt sát thằng này thằng nọ vì người ta đang đứng ở vị trí có quyền ăn nói vô tội vạ, không sợ bị trả thù. Viết hồi kí, ai cũng có thể lôi thằng này, thằng kia của quá khứ ra chửi bới tha hồ cho sướng miệng. Ở thời điểm đang xảy ra sự việc, lúc cá nằm trên thớt, có cho ăn kẹo chắc cũng chả có ai dại gì lại đi chơi trò vuốt râu hùm, khinh cụ tổng đốc này, coi thường thầy giáo kia, đùa giỡn ông tướng nọ một cách huỵch toẹt như vậy!
Đầu thế kỉ 20, người dân Việt Nam còn phải chịu cảnh một cổ hai tròng, bị thực dân và phong kiến cai trị. Trẻ con cắp sách đến trường đều được học câu tiên học lễ, hậu học văn. Trong một môi trường xã hội như thế thì thiết nghĩ các nghệ nhân vẽ và khắc tranh chả có lí do hay lợi lộc gì để tự dưng vô cớ lại lôi Hàn Tín ra gọi là thằng! Mấy ai đã biết mày ngang mũi dọc của nhân vật này ra sao? Trong bộ tranh dân gian Oger, trừ 2 tấm "thằng phỗng đội nến" và "người Thổ xách đầu thằng giặc", tất cả các tranh khác từ trẻ con đến người tù, ăn trộm, ăn mày, kể cả mõ làng ... đều không thấy dùng chữ thằng! Dường như nghệ nhân tránh dùng chữ thằng thiếu trang nhã?
2) Chữ giặc (giặc giã, giặc đến nhà đàn bà phải đánh) là âm nôm của chữ hán tặc. Chữ giặc được dùng thông thường để chỉ những người từ nước khác đến trực tiếp gây chiến tranh với ta (giặc Ân, giặc Nguyên, giặc Minh, giặc Thanh, giặc Pháp, giặc Mĩ ...). Được làm vua, thua làm giặc, chữ giặc còn được thực dân, phong kiến dùng để chỉ những người, những tổ chức trong nước nổi lên chống đối họ.
Xẩy nghe thế giặc đã tanNhà Nguyễn gọi quân Tây Sơn là giặc Tây Sơn. Triều đình phải cử người đi dẹp giặc Phan Bá Vành, giặc Lê Văn Khôi ... Nhà nước bảo hộ phải đương đầu với giặc Cờ Đen, giặc Bãi Sậy ...
Sóng êm Phúc Kiến, lửa tàn Chiết Giang (Kiều)Thành liền mong tiến bệ rồng
Thước gươm đã quyết chẳng dong giặc trời (Chinh phụ ngâm)Ngược lại, ta không gọi những người không đụng chạm đến ta là giặc. Trong văn chương, lịch sử Việt Nam không có giặc Đức, giặc Ấn Độ, giặc Công Gô... Nước Tề xa lắc xa lơ, mấy ai biết rõ nó nằm ở đâu, biên giới thế nào. Hàn Tín chưa bao giờ đặt chân đến nước ta, không trêu không ghẹo gì dân ta, tại sao bỗng dưng lại bị điểm mặt là Thằng giặc Tề ?
Thằng giặc Tề là cái gì khác chứ không thể là Hàn Tín được!
Nói cách khác, tên tranh không phải là được viết bằng chữ nôm.
Vậy chúng ta hãy thử đọc tên tranh bằng chữ hán.
a) Chữ Thằng (bộ mịch) nghĩa là sợi giây, sợi chỉ. Thí dụ: Xích thằng là sợi chỉ màu đỏ, cùng nghĩa như tơ hồng, chỉ hồng (điển tích Vi Cố, chỉ việc kết duyên vợ chồng). Ngày xưa, thầy phù thuỷ thường lấy chỉ ngũ sắc (năm màu) tết thành bùa, gọi là bùa chỉ, dùng để ếm trừ ma quỷ. Trong tranh, ở đầu chiếc súng có buộc mấy sợi giây, mấy sợi bùa chỉ. Chữ thằng có nghĩa là sợi bùa chỉ.
b) Chữ Dặc (bộ dặc) nghĩa là bắn. Du dặc là đem binh thuyền đi tuần nã trộm giặc (Thiều Chửu, Hán Việt tự điển, nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1993). Trong tranh, thầy phù thuỷ đang bắn tà ma. Suy rộng ra là thầy phù thuỷ đang điều khiển âm binh tuần nã tà ma.
Chữ dặc cũng được dùng để ghi âm chữ nôm:
Đưa chàng lòng dặc dặc buồnNguyễn Du và Đoàn Thị Điểm (hay Phan Huy Ích?), những người giỏi hán nôm, đã phân biệt giặc với dặc, viết bằng hai chữ hán khác nhau. Nghệ nhân dân gian thì vẫn còn nhầm giặc với dặc (tranh Người Thổ xách đầu thằng giặc, chữ giặc được viết bằng chữ dặc).
Bộ khôn bằng ngựa, thuỷ khôn bằng thuyền (Chinh phụ ngâm)Gọi là trả chút nghĩa người
Sầu này dằng dặc muôn đời chưa quên (Kiều)c) Chữ Tề (bộ tề) theo Thiều Chửu còn có âm đọc và nghĩa giống chữ Trai (bộ tề) (trai giới, trai tịnh, tiếng Việt là chay, ăn chay). Trai tiếu nghĩa là sư làm đàn cầu cúng (Thiều Chửu), thầy tu lập đàn cầu đảo (Đào Duy Anh, Hán Việt từ điển, Trường Thi, 1957). Giới bình dân gọi là làm đàn chay, làm chay.
Giã giò con cò biết bayChữ Tề của tên tranh có lẽ đã được nghệ nhân dân gian dùng với âm Trai và được hiểu là thầy phù thuỷ làm đàn cầu cúng.
Xương sông lá lốt làm chay cho cò (Ca dao)Nói tóm lại, chúng ta phải đọc tên tranh là Thằng dặc trai thì mới rõ nghĩa là thầy phù thuỷ làm đàn, dùng bùa chỉ bắn đuổi tà ma. Tranh vẽ vừa diễn tả đầy đủ công việc chuyên môn của các thầy phù thuỷ, vừa trình bày được nội dung một tín ngưỡng dân gian.
Tên tranh có thể hiểu một cách ngắn gọn là Phù thuỷ hoặc Pháp sư trừ tà.
(Còn có thể giải thích tên tranh bằng một cách khác, cho rằng người viết chữ đã viết nhầm chữ Tể hay Tế (bộ thuỷ và chữ tề) thành chữ Tề. Chữ Tể hay Tế, có nghĩa là cứu giúp (Thiều Chửu). Thầy phù thuỷ dùng bùa trừ ma để cứu giúp người chết. Ý nghĩa cũng tương tự như trên nhưng lối giải thích này phải thừa nhận là người viết đã viết thiếu, viết sai).
Nhưng cái gì biểu hiện tà ma ở trong tranh?
Đó là con chim đậu trên thành quan tài. Tín ngưỡng dân gian tin rằng có ác giả ác báo. Những kẻ giết người, chết xuống âm phủ sẽ bị quỷ sứ giết. Những người hay giết súc vật, chim chóc chết xuống âm phủ sẽ bị súc vật, chim chóc báo oán, hành hạ (như cảnh trong tranh Thương tàn vật mệnh chi báo, Người giết hại súc vật bị báo oán). Thầy phù thuỷ dùng bùa bắn đuổi con chim để giải thoát người dưới âm phủ khỏi hình phạt bị chim mổ. Phải chăng hình ảnh bị chim mổ dưới âm phủ đã đẻ ra thành ngữ đồ quạ mổ hay đồ quạ đánh, một câu chửi rủa độc ác của các bà? Dần dần con quạ của đồng quê đã hoá kiếp thành thần nanh đỏ mỏ hung ác, huyền bí của mê tín dị đoan?
Chúng ta có thể suy đoán ra rằng con chim đậu thành quan tài chỉ là đồ nghề của thầy phù thuỷ chứ không phải một con chim thật, tình cờ bay đến.
Kinh nghiệm rút ra được từ tấm tranh Thằng dặc trai (tề) là: Nói chung, hoặc chính bản thân các nghệ nhân là dân quê, hoặc họ sống rất gần, hiểu rất rõ đời sống của dân quê, nên cách nói, cách viết của họ rất mộc mạc, đôi lúc rất ... nôm na. Chính vì thế mà từ nét vẽ đến cách đặt tên tranh, tất cả đều giản dị, bình dân, ăn khớp với nhau.
Các nghệ nhân không thích (hay không có khả năng?) nói bóng gió xa xôi, không dùng những điển tích cầu kì, khó hiểu của giới nho sĩ, văn nhân, để diễn tả các sinh hoạt, phong tục của xã hội Việt Nam hồi đầu thế kỉ 20.
Đó cũng là đặc điểm chung của tranh dân gian Việt Nam.
Nguyễn Dư
(Lyon, 4/2003)
[ Trở Về ]