Từ điển Thiều Chửu
卐 - vạn
① Chữ này trong kinh truyện không có, chỉ trong kinh nhà Phật có thôi. Nhà Phật nói rằng khi Phật giáng sinh trước ngực có hiện ra hình chữ 卐 người sau mới biết chữ ấy. Trong bộ Hoa-nghiêm âm nghĩa nói rằng: chữ 卐 nguyên không có, đến niên hiệu Tràng-thọ thứ hai đời nhà Chu mới chế ra và âm là vạn, nghĩa là muôn đức tốt lành đều họp cả ở đấy. Lại chữ 卐, nguyên tiếng Phạm là Śrīvatsalakṣaṇa. Các ngài La-thập, Huyền-trang dịch là đức 德, ngài Bồ-đề lưu-chi dịch là vạn 萬.Ở bên Ấn-độ thì tương truyền là cái tướng cát tường, dịch là đức là nói về công đức, dịch là vạn là nói về công đức đầy đủ. Song nguyên 卐 là hình tướng chứ không phải chữ, cho nên dịch là cát-tường hải-vân-tướng mà theo hình xoay về bên hữu là phải hơn. Vì xem như nhiễu Phật thì nhiễu về bên hữu, hào quang của Phật ở khoảng lông mày phóng ra cũng xoay về bên hữu, thì biết xoay về bên hữu mới tà tướng cát-tường, có chỗ làm xoay về bên tả 卍 là lầm.

Từ điển Trần Văn Chánh
卐 - vạn
(Phạn ngữ) Vạn. Cv. 卍.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
卐 - vạn
Chữ Phạn, có nghĩa là rất tốt lành, được người Ấn Độ coi là biểu tượng của đạo Phật. Cũng viết 卍.