Từ điển Thiều Chửu
鵠 - hộc/cốc
① Chim hộc, con ngỗng trời. ||② Một âm là cốc. Cái đĩa để tập bắn. Trong cái bia vẽ một cái vòng, bắn vào giữa vòng là trúng, người xưa gọi là chánh 正 hay là cốc 鵠. Vì thế cho nên làm cái gì khả dĩ làm nêu làm mốc cho việc làm cũng gọi là chánh cốc 正鵠.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
鵠 - cốc
Cái đích để nhắm bắn — Một âm khác là Hộc.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
鵠 - hộc
Tên một loài chim bay rất cao, cổ dài, Còn gọi là Thiên nga — Một âm là Cốc, nghĩa là cái đích để nhắm bắn. Ta quen đọc là Hộc luôn — Tên người, tức Lương Như Hộc, danh sĩ đời Lê, tự là Tường Phủ, người xã Hồng liễu huyện Trường tân tỉnh Hải dương, Bắc phần Việt Nam, đậu Thám hoa năm 1442, tức năm Đại bảo thứ 3 đời Lê Thái Tông, làm quan tới chức Đô Ngự sử, từng sang xứ Trung Hoa hai lần, vào các năm 1443 và 1459. Theo sách Hải dương phong vật chí, thì ông là người đầu tiên đem nghề khắc in từ Trung Hoa về nước. Tác phẩm nôm có Hồng châu Quốc ngữ thi tập.