Từ điển Thiều Chửu
麻 - ma
① Ðại ma 大麻 cây gai. Có khi gọi là hoả ma 火麻 hay hoàng ma 黃麻. Có hai giống đực và cái, giống đực gọi là mẫu ma 牡麻, giống cái gọi là tử ma 子麻. Sang tiết xuân phân mới gieo hạt, trước sau tiết hạ chí mới nở hoa, sắc trắng xanh xanh. Gai đực có năm nhị, gai cái có một nhị. Gai đực thì khi hoa rụng hết liền nhổ, ngâm nước bóc lấy vỏ, mềm nhũn mà có thớ dài, dùng để dệt vải thưa. Gai cái thì đến mùa thu mới cắt, bóc lấy hạt rồi mới đem ngâm, dùng để dệt sô gai, vì nó đen và xù xì nên chỉ dùng làm đồ tang và túi đựng đồ thôi. Hạt nó cũng ăn được. ||② Hồ ma 胡麻 cây vừng, có khi gọi là chi ma 脂麻 hay du ma 油麻. Hạt nó có hai thứ đen và trắng. Tương truyền rằng ông Trương Khiên đem giống ở Tây Vực 西域 về, nên gọi là hồ ma.
Từ điển Trần Văn Chánh
麻 - ma
① Đay, gai và các loại cây có sợi; ② Sợi đay (của các thứ cây như đay, gai, dứa dùng trong ngành dệt); ③ Vừng, mè: 麻醬 Tương vừng; 麻油 Dầu vừng; ④ Nhám: 這種紙一面光,一面麻 Thứ giấy này một mặt nhẵn, một mặt nhám; ⑤ Rỗ: 麻臉 Mặt rỗ; ⑥ Tê: 腿麻了 Tê chân; 手發麻 Tê tay; ⑦ Sự ngứa, có cảm giác ngứa; ⑧ Có đốm, lốm đốm: 他臉上有麻點 Nó bị lốm đốm trên mặt; ⑨ [Má] (Họ) Ma. Xem 麻 [ma].
Từ điển Trần Văn Chánh
麻 - ma
【麻麻黑】ma ma hắc [mamahei] (đph) Chạng vạng, nhá nhem tối: 天剛麻麻黑 Trời vừa nhá nhem tối. Xem 麻 [má].
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
麻 - ma
Cây gai, vỏ có thể tước thành sợi nhỏ để dệt thành loại vải thô xấu — Tên một trong các bộ chữ Trung Hoa.