Từ điển Thiều Chửu
記 - kí
① Nhớ, nhớ kĩ cho khỏi quên. Như kí tụng 記誦 học thuộc cho nhớ. ||② Ghi chép. Như kí quá 記過 ghi chép lỗi lầm đã làm ra. Phàm cuốn sách nào ghi chép các sự vật đều gọi là kí. Như lễ kí 禮記 sách chép các lễ phép, du kí 遊記 sách chép các sự đã nghe đã thấy trong khi đi chơi, v.v. ||③ Tờ bồi. Người giữ về việc giấy má sổ sách gọi là thư kí 書記. ||④ Phàm giấy má gì mà những người có quan hệ vào đấy đều phải viết tên mình vào để làm ghi đều gọi là kí. ||⑤ Dấu hiệu.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
記 - kí
Nhớ. Khắc ghi trong đầu óc — Ghi chép — Sách ghi chép sự vật — Thể văn ghi chép sự vật — Tên người, tức Trương Vĩnh Kí, sinh năm 1837 mất năm 1898, người thôn Cái Mông, xã Vĩnh Thanh, huyện Tân Minh, tỉnh Vĩnh Long, giỏi Hán văn, Pháp văn và nhiều tiếng ngoại quốc, từng làm Đốc học trường Thông ngôn. Năm 1886, ông được triệu ra Huế, làm việc trong Cơ mật viện, giúp cho việc giao thiệp giữa người Pháp và triều đình Huế. Ít lâu sau, ông xin từ chức về quê lo việc trước tác. Ông là người đầu tiên cổ động cho chữ Quốc ngữ. Những tác phẩm của ông như Chuyện đời xưa, Chuyện khôi hài là những tác phẩm quốc ngữ đầu tiên của ta.