Từ điển Thiều Chửu
衍 - diễn/diên
① Nước chảy giàn giụa. Vì thế nên sự gì đầy dẫy chan chứa gọi là diễn, vật gì tươi tốt phồn thịnh cũng gọi là phồn diễn 繁衍, chơi bời quá độ gọi là du diễn 遊衍. ||② Thế đất rộng phẳng mà thấp gọi là diễn. Như chằm cát gọi là sa diễn 沙衍, đất cao thấp gập ghềnh gọi là phần diễn 墳衍. ||③ Bò dài, lan rộng, như man diễn 蔓衍 bò dài, tư diễn 滋衍 nhung nhúc, sinh sôi nẩy nở. Làm việc không thiết thực, chỉ bôi xoa bề ngoài gọi là phu diễn 敷衍. ||④ Diễn số tính ra, Kinh dịch nói số đại diễn 大衍 có năm mươi số, vì thế này mới thông dụng chữ đại diễn là số năm mươi. ||⑤ Tốt, ngon. ||⑥ Ðất tốt màu. ||⑦ Sườn núi. ||⑧ Một âm là diên. Tế diên.
Từ điển Trần Văn Chánh
衍 - diễn
(văn) ① Nước chảy ràn rụa; ② Phát triển, mở rộng; ③ Đầy rẫy, dư dật, thừa; ④ (Đất, đồng bằng) bằng phẳng: 沙衍 Chằm cát; 填衍 Đất gập ghềnh; ⑤ Bò dài, lan rộng: 蔓衍 Bò dài ra; 滋衍 Sinh sôi nảy nở; ⑥ Diễn số tính ra: 大衍 Số đại diễn (trong Kinh Dịch), số năm mươi; ⑦ Đất màu mỡ; ⑧ Tốt, ngon; ⑨ Câu chữ thừa trong sách (do in sai, chép sai): 衍文 Chữ thừa; ⑩ Sườn núi.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
衍 - diễn
Nước triều dâng lên — Kéo dài và dãn rộng ra — Nói về thế đất bằng phẳng — Sườn núi — Đẹp đẽ — Cũng dùng như chữ Diễn 演.