Từ điển Thiều Chửu
肆 - tứ
① Cùng cực, rất, phóng túng, ý muốn thế nào cứ làm thích thế gọi là tứ, như túng tứ 縱肆, phóng tứ 放肆, v.v. ||② Phơi bày, bêu. Luận ngữ 論語 có câu: Ngô lực do năng tứ chư thị triều 吾力猶能肆諸市朝 sức ta có thể làm (cho phải tội) chết mà bêu thây ở chợ hoặc triều đình. Vì thế nên các nơi bày hàng hoá cũng gọi là tứ, như trà tứ 茶肆 hàng nước, tửu tứ 酒肆 hàng rượu, v.v. ||③ Bốn, tục mượn dùng thay chữ tứ 四 gọi là chữ tứ kép, dùng để viết giấy má về tiền tài cho không thay đổi được. ||④ Bèn, dùng làm lời đưa đẩy. ||⑤ Cho nên, lời nói thay sang đầu đề khác. ||⑥ Cầm. ||⑦ Thẳng. ||⑧ Duỗi ra, mở rộng ra. ||⑨ Hoãn, thong thả. ||⑩ Dài. ||⑪ Chăm, siêng năng. ||⑫ Thử qua. ||⑬ Chuông khánh bày đủ cả. ||⑭ Một âm là thích. Pha thịt. Cùng nghĩa với chữ dị 肄.
Từ điển Trần Văn Chánh
肆 - dị
(văn) Dư, thừa (như 肄 nghĩa ②).
Từ điển Trần Văn Chánh
肆 - tứ
① Không nể nang, phóng túng, tùy tiện: 肆擾 Quấy nhiễu; 肆掠 Cướp sạch, thẳng tay cướp bóc; 肆行無忌 Không còn kiêng nể gì cả; ② Quán hàng, nơi buôn bán, xưởng thợ: 茶坊酒肆 Hàng nước quán rượu; 百工居肆以成其事 Trăm nghề thợ ở xưởng mà làm nên việc của họ (Luận ngữ); ③ Bốn (chữ 四 viết kép); ④ (văn) Phơi bày, bày ra, dọn ra, bêu: 肆筵設席 Dọn cỗ bàn ra (Thi Kinh); 吾力能肆諸市朝 Sức ta có thể giết (chết ông ta) mà bêu ở giữa nơi công chúng được (Luận ngữ); ⑤ (văn) Bèn; ⑥ (văn) Cho nên (dùng để chuyển sang ý khác, như 故, bộ 攴); ⑦ (văn) Cầm; ⑧ (văn) Mở rộng ra, duỗi ra; ⑨ (văn) Hoãn, thong thả; ⑩ (văn) Thẳng; ⑪ (văn) Dài; ⑫ (văn) Siêng năng, chăm chỉ; ⑬ (văn) Thử qua; ⑭ (văn) (Chuông khánh) bày đủ cả; ⑮ (văn) Rõ ràng: 其事肆而隱 Việc ấy rất rõ ràng nhưng lại có chút ẩn giấu (Chu Dịch: Hệ từ hạ); ⑯ (văn) Rất: 其風肆好 Phong cách của bài thơ đó rất tốt (Thi Kinh); ⑰ [Sì] (Họ) Tứ. Xem 肆 [yì].
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
肆 - tứ
Một lối viết của chữ Tứ 四 — Buông thả. Không giữ gìn — Chỗ buôn bán. Td: Thị tứ — Quán bán hàng. Td: Tửu tứ ( quán rượu ).