Từ điển Thiều Chửu
義 - nghĩa
① Sự phải chăng, lẽ phải chăng, nên. Ðịnh liệu sự vật hợp với lẽ phải gọi là nghĩa. ||② Ý nghĩa, như văn nghĩa 文義 nghĩa văn, nghi nghĩa 疑義 nghĩa ngờ. ||③ Vì nghĩa, làm việc không có ý riêng về mình gọi là nghĩa. Như nghĩa sư 義師 quân đi vì nghĩa, không phải vì lợi mà sát phạt. ||④ Cùng chung, như nghĩa thương 義倉 cái kho chung, nghĩa học 義學 nhà học chung, v.v. ||⑤ Làm việc vì người là nghĩa, như nghĩa hiệp 義俠, nghĩa sĩ 義士, v.v. ||⑥ Lấy ân cố kết với nhau là nghĩa, như kết nghĩa 結義 anh em kết nghĩa, nghĩa tử 義子 con nuôi, v.v. Vì thế nên cái gì phụ thêm ở trên cũng gọi là nghĩa, như nghĩa kế 義髻 búi tóc mượn. ||⑦ Nước Nghĩa, tức nước Nghĩa Ðại Lợi 義大利 nước Ý (Itali).

Từ điển Trần Văn Chánh
義 - nghĩa
Xem 義 (bộ 羊).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
義 - nghĩa
Đường lối cư xử theo lẽ phải. Hoa Tiên có câu: » Từng nghe trăng gió duyên nào, bể sâu là nghĩa, non cao là tình « — Việc phải. Ta cũng nói là việc nghĩa — Cái ‎ chứa đựng bên trong, tức ý nghĩa — Kiến ngãi ( nghĩa ) bất vi: 見義不爲 Thấy việc nghĩa không làm. » Nhớ câu kiến ngãi bất vi, làm người thế ấy cũng phi anh hùng «. ( Lục Vân Tiên ).


音義 - âm nghĩa || 恩義 - ân nghĩa || 隩義 - áo nghĩa || 不義 - bất nghĩa || 背義 - bội nghĩa || 個人主義 - cá nhân chủ nghĩa || 正義 - chính nghĩa || 主義 - chủ nghĩa || 大義 - đại nghĩa || 名義 - danh nghĩa || 道義 - đạo nghĩa || 譯義 - dịch nghĩa || 演義 - diễn nghĩa || 定義 - định nghĩa || 頂仁履義 - đính nhân lí nghĩa || 同義 - đồng nghĩa || 狹義 - hiệp nghĩa || 孝義 - hiếu nghĩa || 結義 - kết nghĩa || 起義 - khởi nghĩa || 經義 - kinh nghĩa || 義兵 - nghĩa binh || 義僕 - nghĩa bộc || 義舉 - nghĩa cử || 義弟 - nghĩa đệ || 義地 - nghĩa địa || 義田 - nghĩa điền || 義勇 - nghĩa dũng || 義俠 - nghĩa hiệp || 義和團 - nghĩa hoà đoàn || 義學 - nghĩa học || 義友 - nghĩa hữu || 義氣 - nghĩa khí || 義理 - nghĩa lí || 義母 - nghĩa mẫu || 義父 - nghĩa phụ || 義士 - nghĩa sĩ || 義士傳 - nghĩa sĩ truyện || 義塾 - nghĩa thục || 義莊 - nghĩa trang || 義子 - nghĩa tử || 義務 - nghĩa vụ || 仁義 - nhân nghĩa || 非義 - phi nghĩa || 扶義 - phù nghĩa || 負義 - phụ nghĩa || 服義 - phục nghĩa || 廣義 - quảng nghĩa || 國家主義 - quốc gia chủ nghĩa || 賊義 - tặc nghĩa || 節義 - tiết nghĩa || 信義 - tín nghĩa || 情義 - tình nghĩa || 重義 - trọng nghĩa || 忠義 - trung nghĩa || 仗義 - trượng nghĩa || 應義 - ứng nghĩa || 爲義 - vị nghĩa || 無義 - vô nghĩa || 趨義 - xu nghĩa || 倡義 - xướng nghĩa || 意義 - ý nghĩa || 要義 - yếu nghĩa ||