Từ điển Thiều Chửu
禪 - thiện/thiền
① Quét đất mà tế gọi là thiện. Ngày xưa thiên tử đi tuần thú, phong núi Thái Sơn mà tế trời, quét núi nhỏ mà tế núi sông gọi là phong thiện 封禪. ||② Thay, trao. Thiên tử truyền ngôi cho người khác gọi là thiện vị 禪位, vì tuổi già mà truyền ngôi cho con gọi là nội thiện 內禪. Trang Tử 莊子: Ðế vương thù thiện, tam đại thù kế 帝王殊禪,三代殊繼 (Thu thuỷ 秋水) Ðế vương nhường ngôi khác nhau, ba đời nối ngôi khác nhau. ||③ Một âm là thiền. Lặng nghĩ suy xét. Ðạo Phật lấy thanh tĩnh xét tỏ chân lí làm tôn chỉ nên gọi là thiền. Cũng gọi là thiền na 禪那 (dhiana). Phép tu chuyên chú tâm vào một cảnh gọi là thiền định 禪定, môn tu theo phép thiền định thấy lòng tỏ tính thành Phật gọi là thiền tông 禪宗, lòng say mùi đạo gọi là thiền duyệt 禪悅.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
禪 - thiền
Tiếng nhà Phật, phiên âm của tiếng Phạn ( Dhyana tức Thiền na ), chỉ sự yên lặng tuyệt đối, hoặc yên lặng và nghĩ ngợi. Chỉ đạo Phật, hoặc giáo lí nhà Phật. Cung oán ngâm khúc : » Liệu thân này với cơ thiền phải nao « — Một âm là Thiện. Xem Thiện.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
禪 - thiện
Truyền lại. Đưa lại — Xem Thiền.


安禪 - an thiền || 大南禪苑傳燈集錄 - đại nam thiền uyển truyền đăng tập lục < || 參禪 - tham thiền || 禪定 - thiền định || 禪家 - thiền gia || 禪門 - thiền môn || 禪讓 - thiện nhượng || 禪師 - thiền sư || 禪宗 - thiền tông || 禪杖 - thiền trượng || 禪苑集英 - thiền uyển tập anh || 禪位 - thiện vị || 小禪 - tiểu thiền || 坐禪 - toạ thiền ||