Từ điển Thiều Chửu
安 - an
① Yên, như bình an 平安, trị an 治安, v.v. ||② Ðịnh, không miễn cưỡng gì gọi là an. Như an cư lạc nghiệp 安居樂業 yên ở vui với việc làm. ||③ Làm yên, như an phủ 安撫 phủ dụ cho yên, an uỷ 安慰 yên ủi. ||④ Tiếng giúp lời. Nghĩa là Sao vậy, như ngô tương an ngưỡng 吾將安仰 ta hầu ngưỡng vọng vào đâu? Nhi kim an tại 而今安在 mà nay còn ở đâu? ||⑤ Ðể yên, như an trí 安置 để yên một chỗ, an phóng 安放 bỏ yên đấy.
Từ điển Trần Văn Chánh
安 - an
① Yên, an, an tâm, an ổn, an lạc: 平安 Bình yên, bình an; 知安而不知危 Biết an mà không biết nguy; ② Làm cho yên tâm, an ủi, xoa dịu: 可以爲富安天下 Có thể làm cho thiên hạ giàu có và yên ổn (Giả Nghị: Luận tích trữ sớ). 【安定】an định [andìng] a. Làm yên, xoa dịu: 安定人心 Làm cho mọi người yên lòng; b. Yên ổn: 生 活安定 Đời sống yên ổn; ③ Khỏe mạnh: 問安 Hỏi thăm sức khỏe; ④ Đặt, xếp đặt, sắp xếp: 安排妥當 Sắp xếp đâu ra đấy; ⑤ Bắt, mắc: 安電燈 Mắc đèn điện; ⑥ Lắp ráp: 安裝機器 Lắp ráp máy móc; ⑦ (văn) Ở đâu, nơi nào (hỏi về nơi chốn): 而今安在? Hiện giờ ở đâu?; 吾安往而不樂? Ta đi đến đâu mà chẳng được vui thích? (Tô Thức); 沛公安在 Bái Công ở đâu (Sử kí).【安所】an sở [ansuô] (văn) a. Ở đâu, nơi nào: 慾安所置之? Định đặt nó ở nơi nào? (Sử kí); 寡人國小以狹,民弱臣少,寡人獨治之,安所用賢人辯士乎? Nước của quả nhân nhỏ và hẹp, dân yếu bầy tôi ít, quả nhân một mình trị họ, thì dùng hiền nhân biện sĩ vào đâu? (Thuyết uyển); b. Đặt trước giới từ 從,làm tân ngữ cho giới từ: 不知今年守戰之策安所從出? Chẳng hay sách lược đánh hay giữ trong năm nay do ai định ra? (Tống sử: Chương Nghị truyện); ⑧ (văn) Ai, cái gì: 尚安事客 Còn dùng các môn khách làm gì nữa! (Sử kí); 安忠 Trung với ai? (Tôn Tẫn binh pháp); ⑨ (văn) Làm sao, làm thế nào (hỏi về phương thức): 安得 Làm sao được; 君謂計將安出? Ông bảo làm sao cho phải? (Tam quốc chí); ⑩ (văn) Sao (hỏi về nguyên nhân): 子非魚,安知魚之樂? Ông không phải là cá, sao biết được niềm vui của cá? (Trang tử); 安能如此? Sao có thể thế được?; ⑪ (văn) Tất sẽ, ắt sẽ: 今日置質爲 臣,其王安重 Nay ta trao thân làm bề tôi, nhà vua ắt sẽ trở nên quan trọng (Lã thị Xuân thu); ⑫ (văn) Do vậy, do đó, bởi thế: 巨用之者, 先義而後利, 安 不恤親疏, 不恤貴賤, 唯誠能之求 Dùng hiền sĩ rộng rãi thì trước vì nghĩa sau mới vì lợi, do vậy không phân biệt thân sơ, quý tiện, mà chỉ tìm người thật sự có tài mà thôi (Tuân tử); ⑬ [An] (Họ) An.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
安 - an
Yên ổn — Sao, tại sao — Xếp chỗ — Họ người. Đời Hán có nhân vật An Thành.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
安 - yên
Đáng lẽ đọc An. Ta quen đọc Yên trong nhiều trường hợp, như tên các tỉnh Vĩnh Yên, Phú Yên v.v… Xem An.