Từ điển Thiều Chửu
士 - sĩ
① Học trò, những người nghiên cứu học vấn đều gọi là sĩ. ||② Quan sĩ, chức quan đời xưa, có thượng sĩ' 上士, trung sĩ 中士, hạ sĩ 下士. ||③ Quan coi ngục gọi là sĩ sư 士師 tức quan Tư pháp bây giờ. ||④ Binh sĩ, như giáp sĩ 甲士 quân mặc áo giáp, chiến sĩ 戰士 lính đánh trận, v.v. ||⑤ Con gái có tư cách như học trò gọi là nữ sĩ 女士. ||⑥ Có nghĩa như chữ sự 事.

Từ điển Trần Văn Chánh
士 - sĩ
① Quan chức thời xưa (có ba bậc thượng sĩ, trung sĩ và hạ sĩ). (Ngr) Những người có danh vọng: 愛國人士 Nhân sĩ yêu nước; ②【士師】sĩ sư [shìshi] Quan coi về hình ngục (thời xưa); ③ Người trí thức trong xã hội cũ, kẻ sĩ, học trò: 學士 Học sĩ; 士農工商 Sĩ nông công thương; ④ Chỉ người đàn ông nói chung, con trai chưa vợ nói riêng: 士女 Con trai con gái; ⑤ Người, kẻ (cách diễn đạt tỏ ý lịch sự và tôn trọng đối với hạng người nào đó): 志士 Chí sĩ; 壯士 Tráng sĩ; 烈士 Liệt sĩ; ⑥ Binh sĩ (chỉ quân lính nói chung, chỉ cấp bực dưới cấp uý nói riêng): 士氣 Tinh thần binh lính; 上士 Thượng sĩ; 中士 Trung sĩ; ⑦ Con sĩ (tên một quân cờ trong cờ tướng); ⑧ (văn) Dùng như 事 (bộ 亅); ⑨ [Shì] (Họ) Sĩ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
士 - sĩ
Người học trò theo đạo Nho. Hát nói của Nguyễn Công Trứ có câu: » Làm sao cho bách thế lưu phương, trước là sĩ sau là khanh tướng « — Người có học. Td: Văn sĩ — Người đàn ông. Td: Tráng sĩ – Người dân. Td: Sĩ thứ — Con trai chưa vợ. Xem Sĩ nữ — Tên một tước hiệu thời cổ. Hát nói của Nguyễn Công Trứ có câu: » Tức hữu ngũ, sĩ cương kì liệt « ( tước hiệu có năm hạng thì sĩ cũng được xếp hạng trong đó ) — Việc làm — Họ người. Td: Sĩ nhiếp — Tên một bộ chữ Trung Hoa, tức bộ Sĩ.