Hạnh phúc hiện tiền Phần 1: Chia sẻ đầu tiên Huệ Phong Tôi có thói quen viết cái gì đó sau giờ thiền định hằng ngày. Đây là thời điểm thân tâm nhất như, an tịnh, con người trở nên thật thà, nhiều tình yêu thương. Nói đúng là Thiền Viết, vì viết trong chánh niệm, viết với tình yêu thương chân thật, viết từ tâm, nên rất dễ dàng đặt bút mà không ngăn ngại gì. Tôi chỉ viết được trong những lúc như thế, bởi viết mà không cần biết viết gì, viết cho ai, viết để làm gì, viết một cách tự do, thoải mái vô cùng.

Những bài viết của tôi là sự quan sát và ghi chép những cảm xúc thật, rồi lưu vào máy tính hay đưa vào blog cá nhân. Tôi không quan tâm nhiều đến văn chương câu cú, nên quý vị sẽ thấy trong sách này những cách diễn đạt rất thật thà, giản dị, chỉ như những lời tâm sự, trò chuyện mà thôi.

Những bài viết trong tập sách này được chọn trong các bài viết ngắn hằng ngày ở hai giai đoạn, giai đoạn “trước” tôi chưa tiếp xúc được Phật và giai đoạn “sau” tôi đã tìm ra con người thật của mình.

Tôi cám ơn thầy Thông Thiền tại Thiền viện Chân Không đã đọc các bài viết và gợi ý cho tôi in tập sách này chia sẻ với mọi người.


Nội dung được tải về từ website Rộng mở tâm hồn: http://rongmotamhon.net Việc sử dụng nội dung này vào mục đích khai thác lợi nhuận dưới bất kỳ hình thức nào là vi phạm đạo đức và pháp luật. Chúng tôi khuyến khích việc phổ biến vì mục đích lợi tha. Xin vui lòng ghi rõ nguồn thông tin trích dẫn và không tùy tiện sửa chữa, thêm bớt vào nội dung hiện có. Hạnh phúc hiện tiền Phần 2: Bất phương trình của cuộc sống Huệ Phong Nam là cậu học trò rất giỏi, đạt thành tích học sinh xuất sắc liên tục từ lớp một đến lớp chín. Khi lên cấp ba, cậu phải chuyển sang học tại một ngôi trường ở xa quê. Vì không có phương tiện đi lại, gia đình quá khó khăn nên cậu đã bỏ học nửa chừng.

Một bạn khác thi đỗ cả 3 trường đại học, toàn điểm cao, nhưng không có tiền đóng học phí, đành phải dừng lại đứng nhìn cổng trường đại học khép kín đối với mình.

Cuộc đời các em từ đó chuyển sang một hướng khác, một trang vở khác….

Một em bé bại liệt nửa thân người vẫn cố gắng chiến thắng bản thân mình, ngày ngày lê bước đến trường và cuối mỗi năm đều đặn nhận tấm bằng học sinh giỏi; giám đốc tin học của một tỉnh lớn là chàng kỹ sư tật nguyền từ khi còn nhỏ dại.

Em bé đó, anh kỹ sư đó, đều đã vượt qua số phận của mình, sống có ích cho xã hội.

Ông giám đốc T đã tự sát khi công ty bị lâm vào cảnh thâm hụt khó khăn, bà giám đốc O phải vào tù vì hối lộ... Trong khi đó, một anh giám đốc trẻ sẵn sàng rời bỏ đất Sài Gòn, nơi có nhiều tiềm năng phát triển, trở về vùng quê hương còn thiếu thốn trăm bề của mình để thực hiện hoài bão vực dậy một công ty thua lỗ ở quê nhà. Và cuối cùng, anh đã thành công. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, anh đã tiếp tục học hỏi thêm để trở thành một tiến sĩ kinh tế học nổi tiếng, với kỳ vọng vận dụng khối kiến thức đó giúp cho quê hương đất nước.

Bạn thấy đó, “Con người khi rơi vào cảnh khốn cùng thường hay nói những lời tuyệt vọng như ‘không còn con đường nào khác’ hoặc ‘không còn cách nào khác’. Nhưng thật ra không phải vậy. Vì không tìm kiếm nên mới không thấy có đường khác mà thôi.” (Trích lời Chủ tịch tập đoàn Hyundai - Chung Yu Yung)

Cũng là lương y như từ mẫu. Nhưng có “từ mẫu” trở nên giàu có bằng những đồng tiền có được từ công việc chữa bệnh cho người nghèo khổ; ngược lại, có những “từ mẫu” chỉ sống với đồng lương ở mức xóa đói giảm nghèo, tình nguyện về phục vụ những miền quê xa xôi với mức sống kém cỏi, buổi tối phải đi dạy kèm thêm để duy trì cuộc sống và thực hiện ước mơ của mình.

Cũng là công an, nhưng có anh công an giao thông đứng nhận những đồng tiền “đen” ngoài đường và ngược lại có người công an chân chất, chấp nhận gạt bỏ bao đồng tiền trong phong bì để chiều về với mái ấm gia đình, bôn ba với nghề tay trái - chở từng chai nước lọc bỏ từng nhà – để duy trì cuộc sống gia đình.

Còn nhiều đối nghịch trong cuộc sống nữa, chẳng hạn anh chàng taxi sang trọng lấy trộm đồ của khách, trong khi bác xích lô nghèo nàn trả lại vài chục triệu đồng cho khách khi tình cờ nhặt được…

Ta tạm xếp những hình ảnh trái ngược như trên thành hai vế của một bất phương trình. Vế thứ nhất là “con”, vế thứ hai là “người”. Nếu phần “con” lớn hơn phần “người” (con > người) thì bạn là “con”; nếu phần “người” lớn hơn phần “con” (người > con) thì bạn là “người”.

Mục đích sống tốt đẹp của chúng ta là luôn đúng theo bất phương trình người > con. Nhưng có mấy ai thực hiện được trọn vẹn như thế?


Nội dung được tải về từ website Rộng mở tâm hồn: http://rongmotamhon.net Việc sử dụng nội dung này vào mục đích khai thác lợi nhuận dưới bất kỳ hình thức nào là vi phạm đạo đức và pháp luật. Chúng tôi khuyến khích việc phổ biến vì mục đích lợi tha. Xin vui lòng ghi rõ nguồn thông tin trích dẫn và không tùy tiện sửa chữa, thêm bớt vào nội dung hiện có. Hạnh phúc hiện tiền Phần 3: Trường đại học cho mỗi người Huệ Phong Nỗi khổ của bạn Nguyễn Thanh Lập “hai lần đậu đại học nhưng cổng trường vẫn xa”, đã làm nhiều bạn đọc Tuổi Trẻ nhớ lại chính cuộc đời mình, nhớ lại những khó nhọc của một thời đi học kham khổ nhưng không cam chịu...

Gần đây tôi đọc rất nhiều bài viết về những tấm gương vượt khó học giỏi, rất xúc động nhưng cũng thấy rất tiếc, như tiếc cho bạn Nguyễn Thanh Lập “hai lần đậu đại học nhưng cổng trường vẫn xa”.

Tôi cũng có một hoàn cảnh như các bạn, nhưng tôi không dừng bước. Với tôi, cổng trường đại học như điều to lớn nhất, như mục đích để vươn tới. Rồi không khó khăn lắm tôi cũng đỗ được ba trường.

Tôi xoay xở đủ cách để đóng học phí, nào là làm đơn xác nhận gia đình khó khăn, nào là xin nợ học phí, nào là tìm đến quỹ hỗ trợ sinh viên học sinh... Thế rồi tôi cũng được ngồi vào ghế giảng đường đại học như bao người khác.

Chưa hết, còn phải kiếm bữa ăn hằng ngày, chứ cứ ngày hai buổi mì tôm làm sao chịu nổi! Đi tìm việc làm lại không có tiền đóng cho câu lạc bộ gia sư. Mà ngồi ở nhà để đến trường với cái bụng trống rỗng thì không đành.

Mỗi khi cơn đói hoành hành, tôi qua hàng xóm mượn báo Tuổi Trẻ ngồi đọc. Cũng may có mục “Sinh viên trên đường tìm việc” của báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật. Không biết là có thu phí quảng cáo hay không, nên đạp xe đến tòa soạn kể khổ: em nghèo, khó khăn quá, nhờ chị đăng giúp, tìm việc làm bán thời gian hay dạy kèm gì cũng được... Mà đăng như thế nào đây để bạn đọc còn chọn mặt gửi vàng, chứ hàng trăm người biết chọn ai, phải nghĩ ra câu nào hay nhất, gây chú ý nhất. Cuối cùng tôi chọn đoạn sau: “SV Bách khoa, nhận dạy kèm miễn phí toán - lý - hóa từ lớp 7-12, luyện thi ĐH. Xin liên hệ ĐT 9****** gặp Phong.”

Báo ra sáng thứ bảy mà đến trưa đã nhận không biết bao nhiêu cuộc gọi đăng ký học... Cuối cùng tôi cũng nhận được ba lớp, mỗi lớp học hai buổi, mỗi buổi chỉ một giờ.

Tuy là miễn phí nhưng tôi cũng cố gắng đi đúng giờ, dạy nghiêm túc, hết tháng đầu tiên rồi đến tháng thứ hai các phụ huynh đến đưa phong bì bồi dưỡng cho thầy. Về nhà mở ra mà thầy không sao ngủ được. Số tiền nhiều quá, đóng học phí và mua sách cũng được vài quyển.

Cứ thế, đến hè học trò nghỉ thì thầy đi tiếp thị dầu gội, bưng cà phê... Và đạp xe từ Sài Gòn đến Hóc Môn để dạy là chuyện thường vào ngày chủ nhật.

Học chuyên về công nghệ thông tin mà đến năm 3 tôi cũng chưa có bộ máy tính, tối về cứ gõ lên tờ giấy đã kẻ hình bàn phím (keyboard), mắt thì nhắm lại nghĩ đến đáp số.

Các phụ huynh thấy con em học giỏi, thi đỗ, thưởng bằng cách tạm ứng vài tháng lương cho thầy. Gom lại vẫn chưa đủ mua bộ máy vi tính Cyrix 266 của Công ty máy tính T&H. Tôi năn nỉ anh Hùng (giám đốc, là người đồng hương ở Bình Thuận) bán cho thiếu lại vài trăm ngàn để có máy thực tập. Đem máy về ngồi nhìn mãi, ăn không được, ngủ không yên, sáng ngủ dậy là lau, tối đi ngủ cũng chùi.

Gần đến tết là chuẩn bị tiền về quê, tiền xe, lại còn quà cáp nữa. Tôi lại đến tòa soạn báo Tuổi Trẻ xin đăng miễn phí “SV trên đường tìm việc”: “Nhóm SV Bách khoa nhận sơn vôi, sơn nước, sơn hàng rào, cửa sắt. Xin liên hệ 9****** gặp Phong.”

Sơn vôi thì biết rồi, còn sơn nước chưa làm lần nào cả, thế mà vẫn dám nhận “công trình” sơn nước nhà chung cư. Công trình đầu tiên nên “chủ thầu” đi thuê một bác thợ chuyên sơn nước, còn “chủ thầu” chỉ biết cạo và chà giấy nhám cùng các bạn SV. Hai ngày xong công trình đầu tiên, cũng là lúc “chủ thầu” biết cầm rulô làm thợ chính.

Tôi tự an ủi mình “điều gì rồi cũng sẽ qua”. Vất vả, khó khăn, thất bại rồi tự đứng lên, tự đấu tranh ngay chính bản thân mình để tránh xa những cám dỗ, cạm bẫy của đồng tiền, cho đi những gì mình có thể, làm những gì mình nên làm.

Tự động viên, tự giáo dục. Tôi tự xây dựng cho bản thân mình một ngôi trường đại học, tự cấp bằng... Một tấm bằng màu đỏ của nước mắt, của con tim, của bao nhiêu nỗi khốn cực mà đôi lúc muốn bán máu mình để đóng tiền học phí.


Nội dung được tải về từ website Rộng mở tâm hồn: http://rongmotamhon.net Việc sử dụng nội dung này vào mục đích khai thác lợi nhuận dưới bất kỳ hình thức nào là vi phạm đạo đức và pháp luật. Chúng tôi khuyến khích việc phổ biến vì mục đích lợi tha. Xin vui lòng ghi rõ nguồn thông tin trích dẫn và không tùy tiện sửa chữa, thêm bớt vào nội dung hiện có. Hạnh phúc hiện tiền Phần 4: Phát triển thương hiệu từ tâm Huệ Phong Các doanh nghiệp Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng, đa số là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ở mọi thời điểm kinh tế, các doanh nghiệp luôn đứng trước thử thách và áp lực lớn, không chỉ là bây giờ. Ở nơi nào cũng vậy, quốc gia nào cũng thế, chỉ khác nhau ở mức độ và cường độ thử thách theo từng thời điểm, từng hoàn cảnh kinh tế - xã hội mà thôi.

Một doanh nghiệp hôm nay còn ở nơi đăng quang, tiếng tăm lừng lẫy, có mặt hầu hết trên các trang quảng cáo, nhưng ngày mai đã lăn đùng ra giãy đành đạch, như thương hiệu đào tạo công ty S, thương hiệu xe máy T… Những cái chết đột ngột như thế là sự sụp đổ của một căn lều tù túng, chính là do xây dựng kém và thiếu nền móng tốt.

Cách đây vài thập niên, các doanh nghiệp Châu Âu đã biết làm thương hiệu. Đến bây giờ các doanh nghiệp Việt Nam mới “nghe”, thậm chí có công ty còn chưa “thấy”. Chưa bao giờ hai từ “thương hiệu” xuất hiện nhiều như bây giờ, từ các tạp chí, Internet, truyền hình… nào là thương hiệu quốc gia, thương hiệu công ty, thương hiệu cá nhân, đến nỗi chị bán hủ tiếu bên lề đường cũng nghe đến thương hiệu.

Trong một môi trường sống bình đẳng WTO sắp tới, các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam phải trị liệu bằng vacin của chính mình để tự đề kháng mà trụ lại sống, từ anh bán lẻ bánh mì cho đến chị cung cấp dịch vụ giặt ủi.

Với kinh nghiệm và thương hiệu non trẻ, tài chính hạn hẹp, liệu có con đường nào để họ phát triển thương hiệu? Với muôn vàn khó khăn, nhưng chẳng có một khu rừng nào mà không đi qua được. Không có đường thì tự mở đường mà đi. Trong một cuộc thi hoa hậu, các thí sinh không chỉ đẹp mà còn phải có trí tuệ, có tâm hồn và sức khỏe tốt. Điều đó có được bắt đầu từ cái tâm, bởi tâm sinh tướng, tâm sinh trí. Và cái tâm đó phải khởi đầu ngay từ người sáng lập, người điều hành doanh nghiệp, thể hiện trong mục tiêu kinh doanh, giá trị cốt lõi, tầm nhìn doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp.

Khi khảo sát tất cả các công ty đã chết, có một điểm chung là văn hóa công ty rất yếu kém. Ngược lại, các công ty có đời sống tốt luôn có một nền nếp văn hóa công ty rất bền vững, phát triển theo thời gian.

Để tăng khả năng chịu đựng và có một sức khỏe cường tráng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần đầu tư nhiều cho cái tâm, một loại vốn tự có nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng được và sử dụng, gìn giữ. Phát triển thương hiệu từ tâm là bước đầu các doanh nghiệp cần phải chuẩn bị và nuôi dưỡng.


Nội dung được tải về từ website Rộng mở tâm hồn: http://rongmotamhon.net Việc sử dụng nội dung này vào mục đích khai thác lợi nhuận dưới bất kỳ hình thức nào là vi phạm đạo đức và pháp luật. Chúng tôi khuyến khích việc phổ biến vì mục đích lợi tha. Xin vui lòng ghi rõ nguồn thông tin trích dẫn và không tùy tiện sửa chữa, thêm bớt vào nội dung hiện có. Hạnh phúc hiện tiền Phần 5: Hộp mail của người chết Huệ Phong Lâu rồi tôi mới gặp lại Đ, một chàng kiến trúc sư trẻ. Trông anh đầy nhiệt huyết và như có nhiều hoài bão chưa thực hiện được. Nhìn anh có vẻ giống một nghệ sĩ tài hoa hơn là một kiến trúc sư.

Chúng tôi ngồi bên nhau rất lâu. Tôi như bị cuốn hút bởi những câu chuyện hóm hỉnh anh kể, những ý tưởng sáng tạo của anh, cách giải quyết vấn đề và sự say mê nghề nghiệp kiến trúc.

Từ lúc học cấp 1, 2, 3 anh chỉ là cậu học trò chậm chạp, nhưng bây giờ trở thành một kiến trúc sư tài ba, thành công ở lứa tuổi rất trẻ. Chìa khóa của sự thành công ấy là lòng đam mê nghề nghiệp và sự cần cù trong công việc.

Anh hát bài Đôi bờ với một chất giọng khỏe, mang đầy khát khao của cuộc sống.

Anh đã mất sau đó một tuần, trong một tai nạn xe.

Một đám tang tiễn anh trong cơn mưa và hoa hồng đỏ cả nấm mộ. Tôi sửa lại quan tài cho đúng hướng và đúng vị trí, thật chính xác như từng đường vẽ của anh vậy. Bỏ xuống tờ 2 USD và 100.000$ xuống mộ. Tờ thứ nhất tôi tặng anh, tờ thứ 2 tôi trả lại anh món nợ từ thời sinh viên. Anh vẫn thường nói tờ 2 USD tượng trưng cho sự may mắn. Tôi nguyện cầu cho anh đựơc thành công ở kiếp sau nếu có.

Tôi lập cho anh một địa chỉ email và gửi đều đặn vào đó mỗi khi vui buồn. Tôi vẫn được trò chuyện và hàn huyên cùng anh bên bộ máy tính, không như bên bàn nhậu với ly bia như ngày xưa nữa, và tiếng nhạc réo rắt bài Đôi bờ vẫn buồn bã bên tai.


Nội dung được tải về từ website Rộng mở tâm hồn: http://rongmotamhon.net Việc sử dụng nội dung này vào mục đích khai thác lợi nhuận dưới bất kỳ hình thức nào là vi phạm đạo đức và pháp luật. Chúng tôi khuyến khích việc phổ biến vì mục đích lợi tha. Xin vui lòng ghi rõ nguồn thông tin trích dẫn và không tùy tiện sửa chữa, thêm bớt vào nội dung hiện có. Hạnh phúc hiện tiền Phần 6: Tâm sự thời Internet Huệ Phong Cuộc sống văn minh hiện đại dường như không còn khoảng cách, khi Internet là phương tiện liên kết mọi người lại với nhau. Tưởng chừng như con người thêm gần gũi, nhưng ngược lại khoảng cách con người càng xa hơn.

Các thư viết tay như chết dần chết mòn. Những buổi tâm sự cùng chiều vàng hay dưới ánh trăng không còn nữa! Cuộc sống vội vã, tất bật. Con người có thể bay đến mặt trăng xa vô tận, hay du lịch cả vào không gian, nhưng nhà hàng xóm kế bên thì không hề biết mặt!

Từ lúc anh bạn tôi mất, tôi tạo một địa chỉ email mang tên anh và trút bầu tâm sự vào đó, nói chuyện cùng anh. Thế mà cũng thấy thoải mái và nhiều niềm vui, bởi có người nghe mình tâm sự hàng giờ liền.

Còn hộp mail của những đứa con gái nữa, từ lúc lọt lòng mẹ thì một địa chỉ mail được tạo cùng ngày nó sinh ra. Viết thư cho con cũng là niềm vui và hạnh phúc, dù nó chẳng được đọc bao giờ. Tôi vẫn gửi đều những lá mail vào từng hộp mail không người đọc như thế.

Có những điều chúng ta không thốt ra bằng lời, có những cái ta không thể chia sẻ. Tâm sự, chia sẻ là hạnh phúc nhất của con người, như nhà bác học Albert Einstein đã nói: “Điều tuyệt vời nhất trên cuộc đời này chẳng qua chỉ là có vài người bạn có cá tính và con người chính trực để chia sẻ.”


Nội dung được tải về từ website Rộng mở tâm hồn: http://rongmotamhon.net Việc sử dụng nội dung này vào mục đích khai thác lợi nhuận dưới bất kỳ hình thức nào là vi phạm đạo đức và pháp luật. Chúng tôi khuyến khích việc phổ biến vì mục đích lợi tha. Xin vui lòng ghi rõ nguồn thông tin trích dẫn và không tùy tiện sửa chữa, thêm bớt vào nội dung hiện có. Hạnh phúc hiện tiền Phần 7: Khoảng cách Huệ Phong Khoảng cách giữa tôi và gia đình cha mẹ, anh em ngày càng xa dần. Tôi cảm nhận điều đó trong cách sinh hoạt và suy nghĩ của mỗi người. Như cái tết này, khoảng cách càng hiện rõ dần.

Có lẽ trong cách sống, tư duy và cảm nhận cuộc sống của tôi ngày càng thay đổi và đi qua một “con đường” khác. Một con đường có lẽ ít người đi, không muốn đi và thấy mà không đi. Vì nó không có mùi thơm của thịt, màu óng ánh của bạch kim, không có tiếng ồn ào xóm chợ... Mà đó là con đường vắng vẻ, được tôn tạo bởi những vẻ đẹp của bông hoa nhân cách, bông hoa trí tuệ, bông hoa của sự chia sẻ yêu thương…

Từ nhỏ tôi đã vất vả đấu tranh cho những suy nghĩ và lý tưởng của mình. Từ sự quan sát và nhân sinh quan, thế giới quan của mình, có vẻ như đều ngược lại với hoàn cảnh sống xung quanh. Trong lúc những người khác nghỉ học để đi làm kiếm tiền thì tôi lại đâm đầu đâm cổ vào học và đọc sách. Mọi người muốn tôi nghỉ học thì tôi lại càng muốn học.

Mẹ tôi là một nhà buôn bán, và cái nghề kiếm sống bằng buôn bán gỗ lậu thật khủng khiếp tại miền quê khô cằn sỏi đá này. Cái văn hóa chụp giật, mánh mung để luồn lách từng chuyến xe gỗ đi qua trước người kiểm lâm háu đói tham ăn.

Dù mới học lớp 6 nhưng tôi đã có những suy nghĩ và một linh cảm khác với những đứa trẻ bình thường. Nhưng xét cho cùng thì cũng không lạ lắm, vì đó chỉ là cách tư duy và suy luận theo logic. Chúng ta đang thở bằng oxy và nguồn tinh lọc oxy cho không khí là cây xanh. Cây xanh giữ nước, giữ rừng và lọc sạch không khí, trả lại oxy cho ta thở, như tôi đã học và đọc trong sách vậy. Có người mua gỗ thì mới có người vào rừng đốn gỗ. Tôi có đọc một câu ghi trên tấm bảng thật lớn tại một ngã 3 của xã: “Cháy rừng như thể cháy nhà, đốt rừng như thể đốt da thịt người.” Tôi liền về nói lại với mẹ tôi, làm nghề buôn gỗ lậu nguy hiểm quá, mẹ nên tìm kiếm ngành nghề buôn bán khác mà làm, mỗi lần kiểm lâm rượt đuổi xe chở gỗ lậu không khác gì một con hổ đang đuổi theo để vồ lấy con linh dương. Tôi bị tát một bạt tai vì cái kiểu ăn nói “con nít” như thế.

Những năm sau đó, gia đình tôi gặp tai nạn liên tiếp, cũng vì kiểm lâm rượt đuổi và bắn vào bánh xe như thế. Tài xế chết, ông anh bị thương, của cải mất tất cả, gia đình tan nát hết. Đó là năm đầu tôi vào đại học.

Tôi không phải là nhà ngoại cảm, nhưng những điều tôi quan sát và linh cảm tôi mách bảo điều gì thì hầu như là nó sẽ xảy ra vài năm sau, hoặc có khi đến cả chục năm sau.

Sống trong một môi trường văn hóa như thế, tôi chỉ biết tự cứu mình và tự giáo dục mình. Vì thế tôi tìm cách xa nhà, càng xa quê càng tốt, đến những nơi mà người xung quanh chẳng biết tôi là ai. Tôi có cảm giác ghê sợ cái văn hóa giáo dục háo danh, theo kiểu con nhà này phải hơn nhà kia, con nhà này phải kiếm tiền hơn con nhà kia... Cứ đem tiền về nhà càng nhiều càng tốt, thế là đủ rồi.

Những cái tết ngày xưa, tôi còn cảm nhận được niềm vui và sự gần gũi, nhưng càng ngày tôi càng thấy khoảng cách lớn dần, không thể chia sẻ được, và có chia sẻ chắc chắn cũng không ai hiểu được.

Nỗi khổ và sự mất mát lớn của người con, người em không phải là không được thừa kế tài sản hay một đống tiền thừa thải, mà chính là sự mất mát những hoài bão, những nhân cách lớn mà lẽ ra người cha, người mẹ, người anh, người chị phải ươm mầm cho con, cho em, cho cháu sau này.


Nội dung được tải về từ website Rộng mở tâm hồn: http://rongmotamhon.net Việc sử dụng nội dung này vào mục đích khai thác lợi nhuận dưới bất kỳ hình thức nào là vi phạm đạo đức và pháp luật. Chúng tôi khuyến khích việc phổ biến vì mục đích lợi tha. Xin vui lòng ghi rõ nguồn thông tin trích dẫn và không tùy tiện sửa chữa, thêm bớt vào nội dung hiện có. Hạnh phúc hiện tiền Phần 8: Giọt nước mắt nhớ con Huệ Phong Tôi cứ nghĩ rằng mình không còn nước mắt để khóc, đau đớn, nghiệt ngã như những vết roi tím bầm trên da thịt của cuộc sống.

Tôi cũng không nghĩ rằng có điều gì làm cho tôi sợ và khuất phục, bởi cái chết đối với tôi nhẹ tựa lông hồng.

Thế mà chỉ một điều làm tôi sợ hãi nhất, khó khăn nhất, đau đớn nhất. Đó là khi không được sống với những đứa con yêu quý của mình.

Sự đổ vỡ một gia đình đầu tiên làm tôi biết trân trọng và sống hết mình cho những gì hiện có, sống yêu thương bên người vợ và gia đình. Tôi sợ làm tổn thương đến người mình yêu và quý trọng.

Tôi có thể làm nén lại những cảm xúc nhớ con, nhưng đêm nay, trong giấc ngủ tôi ào lên khóc như một đứa bé, bên cạnh người vợ vẫn đang ngủ say. Tôi co người lại, tim co thắt từng cơn đau đớn. Cảm xúc như cơn bão tràn về quật ngã bao cứng rắn và kìm nén trong tôi.

Tôi khóc và nước mắt cứ tuôn trào. Nỗi nhớ con, một nỗi nhớ đến cùng cực và khủng khiếp nhất của cuộc đời!


Nội dung được tải về từ website Rộng mở tâm hồn: http://rongmotamhon.net Việc sử dụng nội dung này vào mục đích khai thác lợi nhuận dưới bất kỳ hình thức nào là vi phạm đạo đức và pháp luật. Chúng tôi khuyến khích việc phổ biến vì mục đích lợi tha. Xin vui lòng ghi rõ nguồn thông tin trích dẫn và không tùy tiện sửa chữa, thêm bớt vào nội dung hiện có. Hạnh phúc hiện tiền Phần 9: Phật ở đâu Huệ Phong Phật do tâm tạo ra, nhưng người mê ngó trong văn tự để tìm, còn người ngộ nhắm vào tâm mà biết. Người mê gieo nhân đợi quả, người ngộ thấy tâm không tướng.

Người mê bám dính vào vật, giữ lấy cái “ta” riêng mình; người ngộ có được trí huệ Bát-nhã ứng dụng trước mắt. Người ngu say đắm có không, nên sinh trì trệ, người trí thấy tính và hiểu tướng linh thông. Người “trí khô” thì biện luận mỏi miệng, người trí lớn thân suốt tâm an. Bậc Bồ Tát gặp việc gì cũng soi cho sáng tỏ, trong khi hàng Thanh Văn sợ cảnh làm mờ tâm. Người ngộ trong sinh hoạt hằng ngày vẫn có được vô sinh; còn người mê thì thấy Phật cách xa dù ở ngay trước mắt!





Nội dung được tải về từ website Rộng mở tâm hồn: http://rongmotamhon.net Việc sử dụng nội dung này vào mục đích khai thác lợi nhuận dưới bất kỳ hình thức nào là vi phạm đạo đức và pháp luật. Chúng tôi khuyến khích việc phổ biến vì mục đích lợi tha. Xin vui lòng ghi rõ nguồn thông tin trích dẫn và không tùy tiện sửa chữa, thêm bớt vào nội dung hiện có. Hạnh phúc hiện tiền Phần 10: Vì đó là Titan Huệ Phong Hôm nay đúng là ngày sinh nhật Công Ty Cổ Phần TITAN (24/3/2002-24/3/2008), xét về tuổi dương lên 6, tuổi âm lịch lên 7 rồi, ngày nhận giấy phép chính xác là ngày 7/1/2002 (DL) tức ngày Ất hợi, tháng Canh tý, năm Tân tỵ. Chừng tuổi ấy ở một con người đã bước vào lớp 1, lớp 2 rồi, cũng chỉ tập đọc, tập viết, cái tuổi hồn nhiên, tuy cũng biết giận, biết hờn, biết nhận tiền lì xì.


Ra đi từ một ý tưởng Vũng Tàu đối với tôi cũng là một nơi rất đặc biệt. Tôi được đến đây từ năm lớp 9 trong một chuyến du lịch dành cho học sinh giỏi toàn diện của trường. Mãi đến khi có dịp quay lại nơi đây vào đầu năm 2001, trong một lần online qua kết nối dial-up 1269 với cái máy laptop để tìm kiếm các quán ăn ngon thì tôi mới phát hiện một điều: Tại Bà Rịa Vũng Tàu chưa có một website nào! Ý tưởng về một website chuyên cung cấp thông tin về du lịch ra đời từ đó. Đầu tiên cũng chỉ là một niềm vui, một công việc cảm nhận sự cần thiết của cộng đồng, và website www.bariavungtau.com được khai sinh đầu tiên tại Bà Rịa Vũng Tàu với các trang HTML.

Website vừa ra đời đã được sự đón nhận và truy cập như cơn khát thông tin của khách du lịch và mọi người quan tâm đến địa danh du lịch nổi tiếng Vũng Tàu. Từ đam mê, yêu thích dẫn đến nhìn thấy nhu cầu của thị trường về quảng cáo trực tuyến. Đây chính là hạt mầm cho những ý tưởng cứ nối tiếp nhau. Tôi đem ý tưởng này tham khảo anh Quý - lúc ấy là Giám đốc Công Ty Bảo hiểm dầu khí (PV Insurance) chi nhánh Vũng Tàu, và anh tư vấn nên mở công ty cổ phần để khai thác website này và các dịch vụ IT. Đây là bước tiếp sức rất lớn giúp cho tôi lần đầu hình dung được hai từ “công ty”.

Tại một tỉnh lẻ thời ấy, nghe nói đến Internet hay kinh doanh Internet như chuyện điên rồ, bởi toàn tỉnh lúc ấy chỉ có một dịch vụ Internet duy nhất trên đường Ba Cu, khoảng chục máy tính, kết nối qua Dial-up 1260. Vì thế, nói tới việc khai thác Internet là chuyện không tưởng. Tuy nhiên cứ nhận được một email của bạn đọc hay một ý kiến chia sẻ qua website là thấy cả người thật sung sướng. Về Vũng Tàu thành lập công ty hay ở lại Sài Gòn? Lựa chọn thứ nhất có các “tài sản” đi cùng: không thân, không thế, không tiền. Lựa chọn thứ hai các tài sản mất cùng: đam mê, lòng can đảm, sự cần thiết của cộng đồng.

Cuối cùng, lòng can đảm chiến thắng. Đó không phải là sự mạo hiểm, mà là sự đam mê, dấn thân luôn sôi sục.


Sự ra đời của TITAN Khi đi tìm cái tên cho công ty, một công việc không hề đơn giản, đi, đứng, nằm, nghỉ đều không thoát khỏi câu hỏi “Đặt tên gì đây?” - 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, bao nhiêu cái tên thuần Việt vẫn không hài lòng.

Một buổi tối, tôi ngồi sát hạch lại bộ não của mình: Bạn muốn gì? Bạn muốn trở thành gì? Bạn muốn ra làm sao? Các câu hỏi này được trả lời một cách nghiêm túc trên tờ giấy trắng. Trở thành một công ty to lớn (/’taitən/), một công ty phát triển bền vững (Titanium) và cái tên TITAN được đưa lên Sở kế hoạch đầu tư tỉnh BRVT làm khai sinh. Nhưng ấy là cái tên không thuần Việt, giữ được nó cũng là một vấn đề…


Giá trị cốt lõi Khi tôi hỏi các đồng sự “Đâu là giá trị cốt lõi của công ty?”, họ đều nói rằng, yếu tố “sáng tạo” chi phối mọi hoạt động của công ty. Điều đó thể hiện từ ý tưởng sáng tạo đầu tiên, cho đến nền nếp văn hóa tự do sáng tạo trong công ty. Chính vì thế, nguồn sáng tạo từ bên trong được công ty tận dụng và khai thác triệt để. Sự tự do của từng dây đàn, sự căng đúng mức mới tạo ra được những tiếng nhạc du dương hay nhất. Có nhiều người không thích nghi với sự tự do và mức độ gia tăng của nó, quả nhiên không thể cảm nhận và thưởng thức được tiếng nhạc hay từ những bài nhạc bất hủ.

Có câu danh ngôn rằng: “Sự đắc thắng của đời sống là sáng tạo.” Và slogan “Sống để sáng tạo, sáng tạo để sống” là khẩu hiệu đi suốt quá trình phát triển của Titan.


Sự khác biệt Khi phân tích SWOT của công ty trong giai đoạn đầu, chỉ có 3 cơ hội duy nhất có thể trở thành: dịch vụ tốt nhất, sở hữu thông tin và đột phá thương hiệu.

Mục tiêu 5 năm khó khăn nhất của một con người, từ bú sữa mẹ, tập đi tập đứng đã qua. Bây giờ, mọi người nói Titan là người khai hoang Internet BRVT, hay TITAN là người giàu nhất về sở hữu thông tin, hay Titan là thương hiệu nghe gần gũi và dễ chịu nhất tại tỉnh BRVT.

Ai cũng thích chọn con đường bằng phẳng, con đường có sẵn, vì sự an toàn cho cá nhân hay cho công ty mình. Nhưng chính cái an toàn luôn ẩn chứa sự dễ đổ vỡ nhất. Như câu chuyện của hai hạt mầm, một hạt tự vươn lên khỏi mặt đất, mặc cho giông tố, thời tiết, và phát triển thành cây; còn một hạt cứ ẩn náu an toàn dưới mặt đất, để rồi bị nuốt đi bởi đàn gà đói ăn, bươi móc.

Vì con người chấp ngã nên sự thất bại, sự sợ hãi luôn tồn tại bên trong; còn người không xem sự thất bại là đáng sợ mà đó là thử thách thì lạc quan và tư duy tích cực. Thất bại là trạng thái âm, thành công là trạng thái dương. Âm dương luôn tồn tại song hành, như vậy mới có sự sinh sôi nảy nở.

Các công ty luôn chăm sóc những khách hàng tốt, đối tác tốt, còn các cá nhân, công ty làm ảnh hưởng hay không tạo thêm lợi nhuận thì họ bỏ mặt, còn có thành kiến và định kiến với những con người làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của họ.

Tôi có một lần làm việc với một freelancer, công việc giao qua mạng, và theo thỏa thuận chúng tôi trả một số tiền trước. Tuy nhiên, mãi không thấy sản phẩm đâu, mất tiền, mất thời gian, mất uy tín với khách hàng. Thay vì những lời nặng nề, tôi vẫn duy trì những thăm hỏi và giao tiếp để tiến đến cơ hội thứ 2. Vẫn thất bại, vẫn kiên trì. Cứ như thế, lần thứ 3 mới thành công.

Tôi thường gọi những người rời bỏ công ty trước đây quay về làm việc. Những người rời bỏ công ty và quay trở về là chuyện thường thấy nhất tại công ty Titan này.

Có những cái chúng ta mất, người khác được; có những điều chúng ta được, người khác mất. Đó là lẽ thường tình trong cuộc sống này. Nếu một xã hội chỉ dựa vào những đồng tiền để làm thang bậc cho những giá trị xã hội, bỏ mặc sự chia sẻ, bao dung, thì xã hội đó đã có dấu hiệu của sự suy vong.

Trong lý thuyết kinh tế, người ta tránh ngụy biện hay ngụy trang việc kinh doanh dưới mọi hình thức khác. Mục tiêu kinh doanh là tiền. Nhưng tiền là thứ đi cùng với chuỗi kinh doanh có trách nhiệm, trong đó tiền là một giá trị nằm trong một chuỗi giá trị bền vững.

Một yếu tố dễ tìm thấy nhất ở các doanh nhân của các doanh nghiệp thành công là dám từ bỏ sự ích kỷ. Họ hiểu đạo lý và giá trị cuộc sống, biết hướng thượng và luôn mang tinh thần cầu học mọi thứ. Những yếu tố đó làm nên con người mạnh mẽ, làm chỗ dựa vững chắc cho doanh nghiệp, và có được những con người như thế thì doanh nghiệp mới có thể phát triển được.


Nội dung được tải về từ website Rộng mở tâm hồn: http://rongmotamhon.net Việc sử dụng nội dung này vào mục đích khai thác lợi nhuận dưới bất kỳ hình thức nào là vi phạm đạo đức và pháp luật. Chúng tôi khuyến khích việc phổ biến vì mục đích lợi tha. Xin vui lòng ghi rõ nguồn thông tin trích dẫn và không tùy tiện sửa chữa, thêm bớt vào nội dung hiện có. Hạnh phúc hiện tiền Phần 11: Ba con khỉ Huệ Phong Anh bạn nhắn tin “Sao dạo này không thấy ông viết bài trên mạng nữa”, hay hôm nọ đi hội thảo có người hỏi “Sao dạo này ông im hơi lặng tiếng thế?” Thế đấy, khi người ta thấy bài viết thì nói ông Phong Titan xuất hiện, thấy phát biểu thì nói ông Phong hiện diện...

Hôm nay anh chánh niệm đi vắng, anh văn tự đòi lên internet chơi.

Quả thật, hơn một năm nay tôi ít xuất hiện, không nói, cũng không viết được gì, chuyện là thế này:

Một ngày như mọi ngày, đang trong lúc miên mật ngồi thiền trên sân thượng lầu 9, có con chó đến húc vào hông, làm rơi từ trên sân thượng xuống đất. Nguyên một thân hình 80 ký thịt rơi một cách tự do, tán vào dây điện, móc lên cây bên lề đường, treo lơ lững rồi rơi cái bẹp xuống đất, người không còn một miếng vải che thân. Mọi người xung quanh thấy thương tình, chở vội vào cấp cứu tại một bệnh viện gần đó. Sau khi chụp X quang, S quang, chụp xì ty... bác sĩ chẩn đoán nạn nhân rất may không bị chấn thương sọ não, chỉ có điều tê liệt các giác quan, làm không nghe được, không thấy được, nhưng miệng thì vẫn còn bập bẹ được.

Ai cũng trầm trồ về một tai nạn có một không hai, rớt từ tầng cao thế mà không chết. Kẻ xì xầm nói chắc ông này “Thiện tâm phước tự sanh”, người khác bảo “an tâm phước tự lai”...

Nghĩ cuộc đời sao bất hạnh, tai nạn lại rơi đúng vào mình. Nhưng trong cái họa luôn có cái may, ít ra thì cũng đỡ ô nhiễm âm thanh, ô nhiễm hình sắc, ô nhiễm hô hấp... Thế là chẳng ai quấy rầy, không còn nhũng nhiễu; nói cũng chẳng nghe, nhìn cũng chẳng thấy, nên nói ít đi. Chỉ biết làm bạn với hoa, với cây trước nhà, những thứ mà có thể sờ được và biết được: đây là cây bằng lăng, đây là cây cau, này là cây huynh đệ...

Hôm làm nhà, cho trang trí trên vách tường bên hông nhà 3 chữ 佛 心 福. Hàng xóm ai đi qua cũng tò mò muốn biết. Hỏi người giúp việc là ba chữ gì, nghĩa là gì, thằng nhóc chạy vào than phiền: “Anh ơi! Để 3 chữ đó phiền phức quá, làm ai cũng hỏi, chẳng biết trả lời sao.” Tôi bảo: “Thì nói đại là gì đó, như ‘đừng nhiều chuyện’ chẳng hạn.”

Hôm sau có người mắng vốn, thằng nhóc sao hỗn thế. Từ đó, nó không dám trả lời bất kỳ ai. Tôi bảo nó lấy 2 con khỉ bằng đá đưa cho anh thợ xây gắn lên trên cột tường, chắc có thể sẽ không còn ai hỏi nữa.

Ngày hôm sau có một bác trạc U60 tìm đến, người trông nhiều chữ, tay cầm cuốn sách giắt sau lưng - chắc mới đi mua, đi thuê ngoài tiệm. Bác đứng bên vệ đường nhìn quanh cả nhà, nhìn ngang, nhìn ngược, nhìn tới, nhìn lui... Rồi bác đọc vanh vách: Phật này (佛), Tâm này (心), Phúc này (福), rồi dừng lại tại hai con khỉ đang dính chặt vào cột mà nói: “Như thế này không đúng rồi, phải là ba con: không nghe, không thấy, không nói.” Rồi quay sang thằng nhóc dõng dạc: “Ê nhỏ, còn một con bịt cái miệng nữa đâu?” Thằng nhóc rối người, hét toáng lên: “Còn một con đang đứng dưới đường đó!”

Khi ngồi trong một hội thảo, nhiều doanh nhân nổi tiếng, nhiều bậc trí giả, tiến sĩ kỹ sư, nhà nghiên cứu..., nhưng ai cũng mang theo mình một định kiến, một ý tưởng, và cho đó là đúng đắn. Khuynh hướng biểu hiện, phát biểu, tranh luận của họ chỉ cốt để giành lấy phần thắng, để hơn thua.

Khổng Tử có câu: “Quân tử tranh luận lấy sự đúng đắn, tiểu nhân tranh luận để lấy hơn thua.” Ngay cả Khổng Tử cũng còn kẹt vào cái đúng, cái sai, cái hơn, cái thua. Tâm ta có khuynh hướng phân biệt, kỳ thị, anh khác tôi, da đen khác da trắng, đúng khác sai, thành công khác thất bại, hoa khác rác... Tâm đó là tâm phân biệt, trong Duy biểu học gọi là biến kế chấp.

Nhưng thành công và thất bại làm ra nhau, đẹp và xấu làm ra nhau, không có rác thì không có hoa... Chúng ta yêu sự sống và ghét sự chết, nhưng sự chết xảy ra trong từng giây phút để làm cho sự sống có mặt. Nếu chúng ta có vô phân biệt trí thì đẹp xấu không còn tranh giành, biển sanh tử không còn trổi dậy.

Dựa trên nền tri thức, những hý luận, lý thuyết, con người đặt ra cái này, cái kia, đặt cho nó một cái tên như là tiến sĩ, nhà nghiên cứu, doanh nhân... rồi bám chặt vào nó. Một hôm ngồi trong buổi tiệc cưới, có người cầm ly đến hồ hởi: “Anh có phải là giám đốc công ty Titan không?” “Không.” “Anh nói đùa sao, chứ tôi biết anh mà...” “Anh đợi tôi tý...” Liền lấy trong túi áo cái danh thiếp đưa ra: “Đây mới là giám đốc công ty Titan nè.”

Trong 8 giờ làm việc tại công ty, tôi mang một cái tên là “giám đốc”, nhưng ngoài giờ làm việc tôi là Phạm Đình Phong. Ấy thế mà có rất nhiều người mang nó theo suốt, kể cả trên giường ngủ.

Chuyện hai con khỉ trên cột nhà, một con che tai, một con che mắt thêm phần rối rắm, lại còn một con đang dán mắt vào màn hình vi tính, bới móc một đống hỗn độn tri thức.


Nội dung được tải về từ website Rộng mở tâm hồn: http://rongmotamhon.net Việc sử dụng nội dung này vào mục đích khai thác lợi nhuận dưới bất kỳ hình thức nào là vi phạm đạo đức và pháp luật. Chúng tôi khuyến khích việc phổ biến vì mục đích lợi tha. Xin vui lòng ghi rõ nguồn thông tin trích dẫn và không tùy tiện sửa chữa, thêm bớt vào nội dung hiện có. Hạnh phúc hiện tiền Phần 12: Giáo dục sự thật Huệ Phong Hôm nay ngày nhà giáo Việt Nam 20-11-2008, tôi chia sẻ vài cảm xúc khi tham dự một buổi học “Tư duy sáng tạo” do tiến sĩ Hoàng Đạo đứng lớp. Khi thầy nhắc đến văn hóa Việt Nam, giáo dục Việt Nam, kiến trúc Việt Nam, thầy rơi nước mắt. Mặc dù thầy cố nén cảm xúc, mặt quay vào bảng, nhưng giọng nói nghẹn ngào, giọt nước mắt lăn tròn trên má cũng đủ làm cả lớp lặng im xúc động.

Một hình ảnh thật đẹp, in mãi trong tâm trí bao con người ngồi phía dưới. Không nói nhiều, diễn giải nhiều, những giọt nước mắt của Thầy đã xuyên qua từng trái tim. Những hình ảnh sống động thì ai cũng hiểu, ai cũng nhớ, ai cũng ray rứt. Ấy mới thấy cốt lõi của việc dạy học không nằm ở những phương pháp hiện đại, cố truyền đạt hàng đống kiến thức, kỹ thuật, phương pháp, tư duy... Tất cả chỉ là thứ thuốc bổ giúp cho học sinh, sinh viên thêm phần thông minh, tăng vị trí, nhiều khả năng cạnh tranh, mà thuốc bổ thì cần có liều lượng, không phải uống nhiều là tốt.

Đã có nhiều hội thảo, nhiều nghiên cứu để đi tìm cái “tinh hoa giáo dục”, từ Đông sang Tây. Tôi giật mình khi tại một hội thảo lớn gần đây ở Việt Nam, có nhiều nhà nghiên cứu, nhà giáo dục trong nước cũng như ngoài nước, chỉ để đề ra rằng 20 năm nữa Việt Nam sẽ có “trường đại học nằm trong top 200”.

Quay đi ngoảnh lại cũng chỉ là mục tiêu ở vị trí này, vị trí nọ... Câu hỏi thông thường của những người mẹ, người cha khi đứa con đi học về vẫn là: “Con đứng vị trí mấy?” “Con được mấy điểm?” Còn những câu như: “Hôm nay con có nghĩ được điều gì hay? Con có chia sẻ với bạn không?” thì hầu như ít nghe thấy.

Khi người thầy, người cô đứng trên bục giảng với một thân tâm không trong suốt, còn kẹt vào những vị trí, bằng cấp, tri thức... mà thiếu đi tình yêu thương, chia sẻ, thì khó tạo ra những năng lượng cần thiết, những bước sóng cần thiết để bắt nhịp, để làm rung động và truyền năng lượng dẫn dắt đến đối tượng ngồi dưới lớp, để giúp họ biết nỗ lực học tập, rèn luyện, không phải để tăng sức cạnh tranh trên toàn cầu, mà là để trả lời được những câu hỏi: “Điều gì đã giúp chúng ta là người qua hàng ngàn năm?” “Điều gì giúp ta hiểu được ta là ai, từ đâu đến, đi về đâu và tại sao?”

Trong bài diễn từ nhậm chức hiệu trưởng Đại học Harvard, bà Drew G. Faust nói: “Tinh hoa nằm ở chỗ đại học chịu trách nhiệm với quá khứ và tương lai của dân tộc, chứ không phải chỉ nhắm ở cái mức kết quả thực tiễn trong vòng mươi lăm năm trước mắt. Cái học ở trong đại học là ‘cái học đúc khuôn cho cả đời người, cái học chuyển đạt gia tài của ngàn năm trước, cái học tạo ra vóc dáng cho tương lai’. Thế nên đại học Harvard mới cho mình là ‘Đại học phụng sự dân tộc’.”

Nhìn thực trạng hiện nay, tưởng chừng như giáo dục chỉ có toàn những loại “thuốc bổ”. Nhưng một cơ thể muốn tồn tại cần phải hội đủ nhiều yếu tố thích hợp để cân bằng, đôi khi cần đến cả một ít thuốc xổ để buông bỏ những tạp niệm, nhằm tìm lại được cái chân lý, sự thật, như một triết gia lớn của nền văn hóa phương Tây là Aristote đã nói: “Tôi rất yêu Platon. Ông ấy là thầy của tôi, nhưng tôi yêu sự thật còn hơn tôi yêu ông ấy nữa.”

Xã hội nào biết quý sự thật, biết đòi hỏi sự thật, thì xã hội đó mới tiến hóa. Có sự thật thì mới có cái hay, cái tốt và cái đẹp.


Nội dung được tải về từ website Rộng mở tâm hồn: http://rongmotamhon.net Việc sử dụng nội dung này vào mục đích khai thác lợi nhuận dưới bất kỳ hình thức nào là vi phạm đạo đức và pháp luật. Chúng tôi khuyến khích việc phổ biến vì mục đích lợi tha. Xin vui lòng ghi rõ nguồn thông tin trích dẫn và không tùy tiện sửa chữa, thêm bớt vào nội dung hiện có. Hạnh phúc hiện tiền Phần 13: Thư gửi khách hàng Huệ Phong Từ chuột sang trâu Kính gửi: Quý khách hàng thân thương,

Tôi có thói quen viết thư cho người thân, cho bạn bè, cho khách hàng vào dịp đầu năm và cuối năm. Và hôm nay, năm Mậu Tý sắp qua, năm Kỷ Sửu đang đến, trong tiết trời se lạnh của ngày cuối đông, tôi ngồi yên tại nơi yên tĩnh, giữ hơi thở ra vào đều đặn, hít vào tâm trí nghĩ đến bao nhiêu gương mặt của khách hàng yêu mến, thở ra nghĩ đến những mỏi mệt và vất vả của khách hàng tan biến theo. Giữ chánh niệm trong từng phím gõ và đem tâm về với thân để tạo năng lượng của sự thật thà và tình yêu thương rộng mở, tôi chúc cho khách hàng an lạc và vượt qua cơn khủng hoảng kinh tế này.

Năm nay tôi chọn chủ đề “Từ chuột sang trâu” để viết lá thư chia sẻ cuối năm, gửi đến quý khách hàng thay cho sự hiện diện của tôi và lời cám ơn chân thành từ Công ty Cổ Phần Titan.


Năm chuột đã qua Đầu năm 2008 (Mậu Tý), tôi có viết bài về “Năm Mậu Tý lành hay dữ”. Trong bài viết đó, tôi dựa vào các yếu tố âm dương, ngũ hành, thiên can Mậu và địa chi Tý để nói về những biến cố sẽ xảy ra trong năm này. Hôm nay tôi ngồi lại kiểm tra thì thấy hoàn toàn chính xác. Các biến cố từ thiên tai, kinh tế, xã hội, chính trị và đặc biệt những ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến doanh nghiệp. Một năm đúng như tên gọi của nó - năm Chuột.

Ông bà ta ngày xưa có câu “Cháy nhà ra mặt chuột”. Năm Tý này có quá nhiều loài chuột, từ sự “ra mặt chuột” của Bernard Madoff, nhà ảo thuật tài chính đã làm biến mất 50 tỷ USD khiến cho bao nhiêu doanh nhân khác phải nhảy lầu, lao đầu vào xe lửa; cho đến con chuột Vedan nhảy ra từ đống bùn đen hôi thối, sau khi uống cạn dòng nước trong xanh của sông Thị Vải và thải ra hàng đống phân hôi thối đầy ô nhiễm, đến nỗi con cá, con bọ cũng chết chứ nói chi con chuột, cuối cùng nhảy lên bờ bị tóm cổ...

Trong đó, đáng kể hơn là con chuột sữa melanium đã chui vào bao nhiêu cơ thể em bé trên toàn thế giới này. Năm dương hỏa của mậu tý đã làm cháy biết bao nhiêu công ty, bao nhiêu căn nhà và lòi ra rất nhiều loại chuột, từ chuột bé, chuột đại, chuột nhắt, chuột cống, chuột xạ... nhiều đến thế. Tất cả đều phơi mặt, đều “lòi ra” phơi bày sau bao ngày chui rúc trong hang ổ.


Năm trâu đã đến Chưa có một con vật nào xuất hiện nhiều trong thi ca hay văn học như con trâu, đến nỗi khi nói điều gì tồi tệ họ cũng tránh không chạm đến hình ảnh con vật thân thương này. Người ta nói “ngu như bò” chứ không nghe nói “ngu như trâu”. Liệu bức tranh toàn cầu năm 2009 mang hình ảnh con trâu không? Ảnh hưởng suy thoái kinh tế sẽ nhấn chìm biết bao doanh nghiệp xuống đám ruộng, và một năm 2009 tới đây các doanh nghiệp, doanh nhân sẽ phải “cày” hết sức.

Đây là lúc các doanh nghiệp Việt Nam phải đoàn kết hơn bao giờ hết, phải chia sẻ yêu thương hơn bao giờ hết. Như câu chuyện tôi kể dưới đây:

“Một đàn trâu gồm 10 con, lúc nào cũng quây quần chia sẻ với nhau từng cọng cỏ, thức ăn. Cả đàn đi đâu cũng có nhau, tạo thành một đàn mạnh mẽ, oai hùng với những cặp sừng nhọn hoắc. Nhà cọp rình mãi để vồ ăn thịt nhưng không thể làm gì được. Đến một hôm, sau một mùa mưa, các luống cỏ mọc lên xanh mướt, một anh trâu đực suy nghĩ, mình phải dậy sớm và lén đi một mình ăn những mảng cỏ xanh kia. Khi phát hiện, cả bầy không đồng tình và cho rằng ăn hỗn, từ đó có sự tranh giành và mặc ai nấy ăn riêng. Cọp được cơ hội, cứ dần dần vồ lấy từng con một.”

Năm Kỷ Sửu có can kỷ thuộc thổ, chi sửu cũng thuộc thổ, tức là có sự chan hoà giữa Thiên (trời) và Địa (đất), đó cũng là điều lành cho năm 2009, ít thiên tai hơn so với 2008. Năm Kỷ Sửu cũng là năm thuận lợi cho người mệnh hoả và tốt cho người mệnh thổ. Những ngành nghề thuộc hành hỏa và thổ năm nay cũng gặm được cỏ xanh, nhưng coi chừng có sâu bọ.


Cùng tắc biến, biến tắc thông Từ các báo cáo của Bộ kế hoạch đầu tư, phòng Công nghiệp Việt nam (VCCI), hàng ngàn doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng không có khả năng duy trì và tiếp tục hoạt động. Các báo thì dùng từ “phá sản, giải thể”, tôi cho rằng không phù hợp.

Như khi ta thấy một doanh nghiệp không còn hoạt động, ta cho đó là doanh nghiệp đã chết. Cũng như khi thấy một bông hoa rụng xuống ta nói rằng hoa chết, một đám mây tan đi ta cho đó là mây chết... Nhưng chẳng có gì chết đi cả, mà chúng chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác. Từ hoa chuyển sang thành rác, thành mùn, giúp cho cây xanh tốt, ra hoa; từ mây sang thành nước để vào trong tách trà ta đang cầm trên tay...

Chúng ta thường ưa thích thành công, sợ thất bại. Nhưng thành công và thất bại làm ra nhau, đẹp và xấu làm ra nhau; không có rác thì không có hoa, không có thất bại thì không có thành công. Hiểu được như vậy thì nỗi lo sợ của doanh nhân không còn nữa, chúng ta có thể vui với vợ, chơi với con và cưỡi lên lưng trâu mà thẳng tiến.


Chân thắng và chân ga Hẳn trong các doanh nhân ai cũng đã từng lái xe hơi. Lúc cần tăng tốc, vượt lên phía trước, qua mặt các xe khác thì nhấn chân ga, còn khi nào dừng lại, giảm tốc độ thì đạp chân thắng. Nhưng khi tôi hỏi anh bạn: “chân thắng và chân ga, chân nào quan trọng hơn?” thì anh không trả lời được!

Không ai chạy xe mà không có chân thắng, mà không ai chạy xe không có chân ga, chân thắng và chân ga phải luôn tồn tại song hành. Khi chạy càng nhanh, ôm cua càng gấp thì chân thắng phải vững. Nếu chân ga đại diện cho sự tăng trưởng doanh số, lợi nhuận của doanh nghiệp thì chân thắng đại diện cho văn hóa doanh nghiệp. Có rất nhiều doanh nghiệp nhờ chân ga mạnh nên chạy rất nhanh, nhưng vì chân thắng yếu nên khi có chướng ngại bất ngờ hay ổ gà là lăn đùng ra, hết chạy... Những ổ gà, những chướng ngại rất nhỏ có khi cũng đủ làm cho doanh nghiệp chấn thương sọ não hay mất mạng, chỉ vì đã xem thường “chân thắng”.

Có những chuyện thường ngày nhưng rất đáng suy ngẫm như bứng cây bàng biển công cộng về trồng trong resort riêng của mình, bỏ tiền ra lên tận Tây Nguyên lùng sục cho được các ngôi nhà rông, mua hẳn một con gấu để về làm tiệc liên hoan cho công ty... Những chuyện như thế tạo hình ảnh đáng buồn về văn hóa doanh nghiệp, doanh nhân tại Việt Nam.

Trong thuyết nhu cầu của Maslow có 5 tầng và mở rộng ra 3 tầng:

- Tầng Cognitive: nhu cầu về nhận thức, hiểu biết,

- Tầng Aesthetic: nhu cầu về thẩm mỹ - có sự yên bình, ham muốn hiểu biết về những gì thuộc nội tại,

- Tầng Self-transcendence: nhu cầu về tự tôn bản ngã - một trạng thái siêu vị kỷ hướng đến trực giác siêu nhiên, lòng vị tha, hòa hợp bác ái.

(theo Wikipedia)

Riêng tôi đề xuất một tầng nữa là tầng tự do thoát khỏi mọi thụ hưởng, như thái tử Tất Đạt Đa hay vua Trần Nhân Tông đã từng làm được.


Phát triển bền vững Suy cho cùng, không có cái gì để lấy đi khi ta không tạo ra nó, từ bất động sản, tự nhiên, dầu khí... Trong chuỗi phát triển của doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung, đã gặp rất nhiều xung đột, từ xung đột văn hóa, xung đột các giá trị, xung đột ngôn ngữ, và càng ngày các doanh nghiệp càng phải nghĩ đến việc phát triển bền vững.

Các doanh nghiệp cần định vị lại thương hiệu của mình bằng những khác biệt mà họ tạo ra được cho cuộc sống, bằng những thành tựu tiếp thị gần gũi với giá trị và nếp sống của khách hàng, và bằng lề lối kinh doanh cẩn trọng, có trách nhiệm đối với cộng đồng.

Lý thuyết quản trị kinh doanh có thể đem lại hiệu quả là làm tăng doanh số, nhưng người lãnh đạo thật sự tài năng sẽ quyết định chiếc thang doanh số ấy có đang dựa vào đúng bức tường cần thiết hay không. Bức tường nên dựa vào phải là cộng đồng và người tiêu dùng. Trong khi đó, hầu hết doanh nghiệp hiện nay đều nhấn mạnh đến hiệu quả kinh doanh ngắn hạn mà không cần biết rằng những lợi nhuận ngắn hạn này sẽ xóa sổ lợi ích dài hạn của toàn thể cộng đồng.

Các thương hiệu hàng đầu như Cocacola ở bang Kerala (Ấn Độ) phải đóng cửa vĩnh viễn khi họ đánh đổi 2,6 lít nước để sản xuất ra 1 lít Coca-Cola, và tập đoàn này đã sử dụng 278 tỉ lít nước hằng năm, tương đương với số lượng nước sạch đủ dùng cho toàn thế giới trong vòng 10 ngày, để sản xuất ra nước ngọt bán cho giới thượng lưu nhà giàu. Trong khi đó theo báo cáo của Unicef thì phụ nữ và trẻ em châu Phi phải bỏ ra 40 tỉ giờ hằng năm để tìm kiếm nước sạch!

Chúng ta không vội mừng và vỗ tay hoan hô hay bị ru ngủ từ các chương trình xã hội hay khẩu hiệu mỹ miều của các tập đoàn, để lấp liếm sự phá hoại môi trường khủng khiếp của họ như: “The power of human energy” (của Chevron) hay “A growing alternative” (của BP) hay “Cùng Honda giữ mãi màu xanh Việt Nam” (của Honda).

Để thật sự là bền vững, các công ty cần phải triệt để cân nhắc lại khái niệm kinh doanh của mình, từ thói quen khai thác cạn kiệt sang ý thức tái sinh trạng thái nguồn nguyên vật liệu, và cuối cùng là trả lại nguyên trạng như ban đầu.


Chia sẻ toàn cầu Thương hiệu Công ty cổ phần Titan không phải của riêng tôi hay của riêng bất kỳ ai! Nó là một mắt xích nhỏ trong chuỗi mắt xích tạo dựng giá trị cho cộng đồng Bà Rịa Vũng Tàu nói riêng và thế giới nói chung. Thương hiệu công ty của quý vị, sản phẩm của quý vị cũng nằm trong chuỗi giá trị đó. Khó khăn của quý vị, thành công của quý vị cũng là khó khăn và thành công của Titan. Trách nhiệm của quý vị, cũng là trách nhiệm của tôi. Quan hệ của công ty và khách hàng là quan hệ tương tức, không có công ty thì không có khách hàng và ngược lại.

Đây là cái nhìn vô phân biệt trí, cái nhìn tân tiến để tiến tới một cộng đồng kinh doanh tốt, một môi trường kinh doanh tốt. Và đó cũng là mục tiêu tiến tới xã hội hạnh phúc, an lạc.


Nội dung được tải về từ website Rộng mở tâm hồn: http://rongmotamhon.net Việc sử dụng nội dung này vào mục đích khai thác lợi nhuận dưới bất kỳ hình thức nào là vi phạm đạo đức và pháp luật. Chúng tôi khuyến khích việc phổ biến vì mục đích lợi tha. Xin vui lòng ghi rõ nguồn thông tin trích dẫn và không tùy tiện sửa chữa, thêm bớt vào nội dung hiện có. Hạnh phúc hiện tiền Phần 14: Hai mặt trong kinh doanh Huệ Phong Hai mặt của lợi nhuận Nhiều người trong chúng ta, ai cũng đã và đang trực tiếp hay gián tiếp làm công việc “kinh doanh”. Từ “kinh doanh” được dịch sang tiếng Anh là business [ˈbɪznəs]. Chúng ta bắt gặp từ “kinh” rất nhiều trong tiếng Việt, như: kinh nghiệm, kinh lý, kinh tế...

Chữ kinh (經) trong kinh doanh có nghĩa ban đầu từ chữ Hán là “sửa lại cho đúng”, và kinh doanh là “sửa sang, chỉnh đốn”, nhưng ngày nay thường được hiểu trong tiếng Việt là hoạt động của các cá nhân hoặc tổ chức nhằm đạt được lợi nhuận qua các hoạt động mua bán, cung cấp dịch vụ.

Trong nền kinh tế, hễ nơi nào có nhu cầu là nơi đó có cung cấp, từ những sản phẩm hiện đại đắt tiền như máy bay, xe hơi... cho đến máy nghe nhạc IPOD hay nhỏ nhặt như lon Cocacola, những túi nilon ngoài chợ...

Không thể phủ nhận sự đóng góp những sản phẩm, dịch vụ tiện ích cho đời sống loài người của các công ty, tập đoàn. Và chúng ta cũng dễ tìm thấy cụm từ “mục tiêu” trong các profile, trên website hay trong các buổi họp hội đồng quản trị. Lợi nhuận được đưa lên hàng đầu và họ cho đó là mục tiêu số 1, đó mới là con đường kinh doanh của họ, bất di bất dịch, không cần ngụy trang dưới bất kì hình thức hay dạng thức nào. Miễn sao trong báo cáo tài chính cuối năm có con số cao hơn, lợi nhuận tăng là tốt. Đó là cách duy nhất họ hướng về cho cổ đông, cho công ty.

Dù bạn học MBA tại những trường đại học danh giá nhất như Harvard, MIT, Princeton, George Washington, thì ở đâu họ cũng dạy cho các CEO cách kiếm ra tiền, cách tối đa hóa lợi nhuận.

Các nhà kinh tế không có thuật ngữ “ngụy nhu cầu”. Họ cho rằng “nhu cầu” nào cũng như nhau, miễn người sử dụng có tiền đáp ứng. Tuy nhiên ranh giới giữa “nhu cầu” và “ngụy nhu cầu” tuy rất gần nhau nhưng vẫn là khác biệt, vì một bên là không có không được (nhu cầu), và một bên là không có cũng được (ngụy nhu cầu).

Người ta thiếu nước sẽ chết chứ chẳng ai chết vì không có xe hơi. Nhìn vào nền kinh tế hiện nay, chúng ta sẽ thấy người ta đang bán cái “ngụy nhu cầu” nhiều hơn. Và tất nhiên, khi làm ra những thứ để bán đó, họ đã tiêu tốn rất nhiều tài nguyên, thứ vốn mà ta đã thừa kế từ cha ông và có nhiệm vụ bảo vệ, giữ lại cho con cháu sau này.

Sau 20 năm phát triển, chúng ta có nhiều tiến bộ về khoa học. Đời sống kinh tế được cải thiện, các con số tăng trưởng, số doanh nghiệp nhiều hơn, khu công nghiệp nhiều hơn... Nhưng để nói rằng những thứ chúng ta có được là phát triển hay bị phát triển, điều đó cũng khó mà xác định được.

Kênh Ba Bò là một ví dụ điển hình, số lợi nhuận từ các khu công nghiệp và các doanh nghiệp không thấm vào đâu so với số tiền phải bỏ ra để khắc phục những hậu quả ô nhiễm của nó.

Chúng ta có thể làm một bài toán so sánh, tổng những thứ có được của Việt Nam sau 20 năm đổi mới và những thứ mất đi, từ kinh tế, tài nguyên, môi trường, văn hóa... Chúng ta có thể đặt hết lên bàn cân và sẽ thấy chúng nghiêng về phía nào.

Mọi người dân Mỹ nói riêng và cả thế giới nói chung đang mong chờ vị tổng thống thứ 44 – ông Obama. Họ có quyền đặt niềm tin và hy vọng vào khẩu hiệu hấp dẫn “Yes, we can change”, một khẩu hiệu khôn khéo và đúng mục tiêu mà không chỉ dành riêng cho giới chính trị. Kể cả những nhà làm kinh tế cũng phải học hỏi cách Obama làm tiếp thị. Cùng với buổi nhậm chức hoành tráng chưa từng thấy, đã tiêu tốn hàng triệu dollar vào thời điểm mà người dân Mỹ phải luôn xem lại thùng rác mỗi ngày để xem có cái gì có thể dùng lại được hay không. Những đồng tiền này là của các nhà tài trợ và các cử tri đương thời, và dĩ nhiên, như mọi tổng thống khác, họ phải đặt ưu tiên, cũng như các công ty đặt cổ đông lên hàng đầu. Chẳng có ai đặt thế hệ tương lai lên hàng đầu cả!

Chúng ta khoan vội vui mừng bởi những đóng góp của các tập đoàn kinh tế, các công ty trong nước và ngoài nước. Khi tạo công ăn việc làm, đóng thuế nhà nước, doanh số tăng, lợi nhuận tăng, các doanh nghiệp được tặng thưởng bằng khen, danh hiệu, cúp vàng... Nhưng phía sau bức tường lợi nhuận đó, họ dựa vào cái gì? Cộng đồng, người tiêu dùng hay các tài nguyên, môi trường, văn hóa? Như Ray Anderson – CEO của Tập đoàn Interface Inc. – đã thú tội: “Một ngày nào đó, những người như tôi có thể bị tống vào tù.”

Hẳn những doanh nhân đáng kính ngày nay sẽ giật mình khi biết Anderson đang đứng đầu một tập đoàn nổi tiếng về sản xuất thảm, vải sợi, hóa chất và nội thất nền nhà, với doanh số hằng năm trung bình 1 tỷ USD.

Anderson kể lại câu chuyện lãng phí “không thể tưởng tượng nổi” của Interface Inc. Năm 1995, khi kiểm kê nguồn nguyên vật liệu trong toàn bộ chuỗi cung ứng của công ty, ban lãnh đạo kinh ngạc phát hiện họ đã bòn rút và xử lý 1.224 tỉ pound (1 pound = 453,6g) nguyên liệu từ nguồn vốn thiên nhiên của Trái đất, chỉ để sản xuất ra 802 triệu USD tổng giá trị sản phẩm!

Trong tổng số nguyên vật liệu này, có 800 triệu pound là những chất có nguồn gốc từ dầu hỏa, than đá, khí đốt – mà 2/3 của số lượng này không thể thay thế, không thể hồi phục, và bị dùng đến cạn kiệt. Riêng 1/3 còn lại được dùng để tạo ra năng lượng giúp xử lý 400 triệu pound nguyên liệu vô cơ khai thác trong lòng đất.

Đầu năm, các doanh nghiệp đều chuẩn bị kế hoạch và mục tiêu doanh số, mục tiêu lợi nhuận. Nhưng để cho những doanh số đó, lợi nhuận đó thật sự có ý nghĩa và bền vững, chúng phải được dựa trên một bức tường sạch.

Dẫu rằng tiền là máu của doanh nghiệp, không nên để nó trở thành linh hồn và chi phối tất cả.


Hai mặt của đồng vốn Khi các nhà đầu tư sở hữu những đồng vốn, họ có quyền quyết định đầu tư. Khi quan sát một nhà đầu tư chứng khoán chẳng hạn, họ đọc qua cáo bạch các công ty, xem tình hình thị trường, mức độ tăng trưởng trong ngắn hạn, dài hạn và cuối cùng là quyết định đầu tư vào đâu để sinh lãi cao.

Trong cuốn The Divine Right of Capital (Quyền thiêng liêng của vốn) của Marjorie Kelly, bà nói rằng, trong hệ điều hành kinh tế hiện nay, quyền của vốn lấn lướt hết mọi thứ khác, quyền công nhân, quyền cộng đồng, thiên nhiên và các thế hệ tương lai – tất cả chỉ đứng sau đặc quyền tối đa hóa lợi nhuận ngắn hạn của vốn.

Rõ ràng các nhà đầu tư đang nhận về lợi nhuận với một trạng thái vô cảm, không cần biết những thứ họ đang cho vào miệng đó là thứ gì, nó có cần cho con cháu mai sau không, miễn là ăn được.

Những nhà đầu tư vào Cocacola phải hiểu rằng, để có lợi nhuận từ một lon Coca, họ phải đánh đổi 2,6 lít nước, những cổ phiếu từ các công ty khai thác dầu khí, các công ty sản xuất thuốc lá, sản xuất rượu, xe hơi... Hay khi các nhà đầu tư của Vedan nhận về những cổ tức, thì họ phải hiểu rằng những gói bột ngọt đó đã giết chết con sông Thị Vải trong trẻo ngày nào, và rồi đây trong ngôn ngữ tiếng Việt, có lẽ chúng ta phải xóa đi hai chữ “dòng sông” để các thế hệ sau này không phải chất vấn.

Nói như cựu tổng thống Ấn Độ – Tiến sĩ A. P. J. Abdul Kalam: “Vài chục năm nữa thôi, rất nhiều các con sông, đầm lầy, suối nước, cũng như nguồn nước ngầm sẽ bị ô nhiễm không thể hồi phục. Số còn lại khô cạn hoàn toàn. Khu vực xung quanh nơi chúng tôi ở đã biến thành sa mạc nóng bỏng bát ngát. Các bệnh viêm nhiễm đường tiêu hóa, ung thư da và chứng rối loạn đường tiểu đang trở thành nguyên nhân chính gây chết người.”

Vậy có gì khác biệt giữa đầu tư đúng và chọn đúng đầu tư? Đầu tư đúng là đầu tư một cách khôn ngoan, bền vững, mang tính nhân văn cao. Và đó cũng là điều thiêng liêng của đồng vốn, vì lẽ ra nó phải được đặt vào đúng nơi đúng chỗ. Đó không phải là hô hào, mà là cách duy nhất để chúng ta tự cứu mình, cứu nhân loại.

Khi cầm đồng vốn trong tay, chúng ta phải nghĩ đến những điều thiêng liêng. Một trong những điều thiêng liêng nhất là giữ gìn những quà tặng của thiên nhiên. Về mặt đạo đức , đó là những tặng phẩm chúng ta cùng thừa hưởng và phải trao lại, không suy suyển, cho các thế hệ tương lai. Về mặt kinh tế, đó là vốn liếng không thể thay thế được và vô giá. Việc bảo vệ những tài sản chung này phải được ưu tiên hơn những tư lợi phù du khác.

Tài sản và mưu cầu hạnh phúc

Chúng ta cũng biết rằng, Thomas Jefferson – tổng thống thứ ba của Mỹ – đã đổi quyền được sở hữu tài sản trong ba quyền của Locke (quyền được sống, được tự do và được sở hữu tài sản) thành được mưu cầu hạnh phúc. Đó là vì ông cho rằng, tài sản tự thân không phải là mục đích, mà chỉ là một phương tiện để vươn tới mục đích là hạnh phúc.

Rất nhiều doanh nghiệp đã đi lối trên con đường mục tiêu kinh doanh của mình. Một trong những nguyên nhân căn bản của sự thất bại đó là vọng niệm sai lầm. Trong suốt hơi thở đều đặn của doanh nghiệp, khi một niệm khởi lên, nếu chúng ta không trực tiếp nhận diện nó là tốt hay xấu, đôi lúc nó nấp sau lớp vỏ ngụy trang bởi lợi nhuận, bởi địa vị, bởi danh tiếng. Chúng ta nuôi dưỡng nó và để nó phát khởi, đến một lúc nào đó chúng ta mất quyền điều khiển.

Lẽ ra nó phải được tiêu diệt ngay từ đầu. Đầu tiên là môi trường phát khởi, tình hình khó khăn. Môi trường tạo điều kiện, rồi dựa vào luật pháp lỏng lẻo, luồn lách, Vedan đã dựng lên một hệ thống giả dối để qua mặt chính quyền, qua mặt cấp quản lí nhà nước, xả nước thải ra sông Thị Vải. Và cái chết của thương hiệu Vedan bắt đầu từ một vọng niệm sai lầm. Rất nhiều cái chết của doanh nghiệp, tập đoàn lớn đều bắt đầu tương tự như thế.

Đầu năm ai cũng có những lời chúc tốt đẹp, lời cầu nguyện cho một năm mới tốt đẹp. Những cành mai đầu xuân biểu hiện cho sự thanh cao trong sạch, đến nỗi Cao Bá Quát phải cúi đầu: “Thập tải luân giao cầu cổ kiếm, nhất sinh đê thủ bái mai hoa.” (Mười năm giao du trong thiên hạ để tìm cho ra thanh kiếm xưa – người tri kỷ, một đời chỉ biết cúi đầu dưới hoa mai.” Thế kỷ 21 hướng đến một nền kinh tế sạch, lợi nhuận sạch, doanh số sạch và tôi tin rằng kinh doanh không chỉ là tạo ra một thương hiệu, một sản phẩm, dịch vụ, mà đó là lý do để chúng ta kiến tạo một niềm tin vững bền.


Nội dung được tải về từ website Rộng mở tâm hồn: http://rongmotamhon.net Việc sử dụng nội dung này vào mục đích khai thác lợi nhuận dưới bất kỳ hình thức nào là vi phạm đạo đức và pháp luật. Chúng tôi khuyến khích việc phổ biến vì mục đích lợi tha. Xin vui lòng ghi rõ nguồn thông tin trích dẫn và không tùy tiện sửa chữa, thêm bớt vào nội dung hiện có. Hạnh phúc hiện tiền Phần 15: Thư gửi nhân viên Huệ Phong Sáng nay là buổi họp đầu tuần của công ty. Trong mấy ngày vừa qua, tôi đã suy nghĩ rất nhiều điều cần nói. Tôi giữ chánh niệm trong suốt hơi thở của mình và thực hiện nghi thức thở vào thở ra bảy lần trước cuộc họp. Tôi đã buông thư, xóa tan mọi cảm xúc đang xen vào.

Khi làm việc gì, tôi có thói quen luôn cẩn trọng và tỉnh táo suy xét, không để những cảm xúc khác ảnh hưởng đến quyết định hay hành động của mình. Nhưng hóa ra sáng nay tôi hoàn toàn thất bại. Tôi đã không làm chủ được những xúc cảm của mình. Tôi lấy tay che khuôn mặt, cố kìm lại những giọt nước mắt đang chực trào ra.

Khi tôi nhắc đến thương hiệu Titan, sự ra đời của nó đối với tôi không khác việc sinh ra một đứa con. Trong các sách về thương hiệu tôi đã từng đọc, chưa có một sách nào dám nói rằng: thương hiệu là một con người. Người ta ví thương hiệu như là con người, chứ chưa ai nói thương hiệu là con người. Nhưng trong suy nghĩ của tôi thì Titan đúng là một con người.

Khi quán sát kỹ những động lực và ý tưởng ra đời của công ty, tình cảm mà tôi dành cho công ty này không khác gì tình yêu thương của người con trai dành cho người con gái. Chính tình yêu thương này đã dẫn đến sự giao hợp giữa dương – âm và thời gian mang nặng đẻ đau để cho ra một cơ thể con người. Titan cũng vậy, bắt đầu bằng ý tưởng tích cực vì cộng đồng. Tôi đã có tình cảm và tình yêu thương giao hợp với cô nàng ý tưởng, và đứa con tinh thần Titan ra đời.

Hôm nay nó đã lên 7, lên 8 tuổi rồi. Những giọt nước mắt của tôi không phải vì luyến tiếc điều gì. Tôi cầm lái Titan chừng ấy năm, chưa bao giờ có một giây phút cảm xúc như thế. Ngay cả những lúc đau đớn nhất, khi người thân mất, hay khi tôi xa rời hai đứa con gái đầu. Bề ngoài tôi vẫn giữ được uy nghi và bình tĩnh trong mọi trường hợp. Đứng trước quan tài, mọi người khóc, còn tôi chẳng có một chút cảm xúc gì. Không phải tôi không thương yêu người thân, mà là tôi nhìn thấy được tính không sanh không diệt của vạn vật.

Khi tôi không còn chung sống với hai đứa con gái cũng vậy. Ban đầu tôi cứ nghĩ thương yêu là phải sống chung một nhà, nhưng không phải như vậy. Sống chung một nhà hay không, đó chỉ là những hình tướng khác nhau thôi. Người mình thương hay con cái, tuy là mang một cơ thể khác, nhưng khi quán sát sâu sắc thì thấy họ có trong da thịt mình. Mình yêu thương mình là yêu thương con cái. Tuy hai mà một, tuy một mà hai là vậy.

Thế những giọt nước mắt trong buổi họp có ý nghĩa gì? Tôi khóc vì cái gì? Đó là những giọt nước mắt tôi khóc cho các cộng sự của mình, khóc cho công ty Titan. Khóc cho những khó khăn, những đau nhức của từng người. Tình yêu thương thật thà của tôi có thể chuyển hóa được nỗi đau của họ. Tôi biết có nhiều người trong công ty này vẫn đang còn rất khó khăn, rất đau khổ. Vì sao vậy?


Việc làm và lương Triết gia hay nhà kinh tế nào nói rằng: “Người lao động đi làm là để được trả lương”, thì người đó nên vứt hết đống sách kia vào sọt rác. Tôi không cần danh, không quan tâm quyền lực, không tham lam tiền bạc, tôi không thích thể hiện bản thân, vậy tôi gánh công ty Titan này trên vai làm gì vậy?

Chúng ta cũng biết, bản tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ có câu: “Ai cũng có quyền mưu cầu hạnh phúc.” Câu này được sửa từ nguyên bản của Locke (một triết gia người Anh) là “Ai cũng có quyền sở hữu tài sản.” Mỗi người lao động tìm đến một công ty, một môi trường làm việc thích hợp là để mưu cầu hạnh phúc, còn tiền lương là lẽ tất nhiên phải được nhận về, tương xứng với công sức họ bỏ ra. Tiền chỉ là công cụ để họ tiến tới xây dựng một cuộc sống hạnh phúc. Bên cạnh đó, họ còn phải tiếp nhận những chia sẻ của đồng nghiệp, của khách hàng. Hằng ngày họ phải được tiếp nhận những tình yêu thương thật thà. Họ truyền thông, giao tiếp với những người xung quanh để được sống hạnh phúc, an vui.


Thấy chán chường trong công việc Mỗi ngày chúng ta đến công ty mà cảm thấy chán chường. Đến đúng giờ để khỏi bị vi phạm khi đưa vân tay vào máy chấm công, rồi 8 giờ còn lại như cơn ác mộng, chỉ muốn đi ra khỏi công ty, thấy ngột ngạt.

Làm việc trong tâm thế như vậy thì mỏi mệt lắm. Đó không gọi là đi làm, gọi là vác thân xác đến công ty thì đúng hơn. Thời gian 8 giờ làm việc là thuộc quyền sở hữu của công ty. Chúng ta đã đánh cắp nó, chúng ta ngồi vào bàn làm việc, ngồi trước máy tính mà tâm trí nằm ở ngoài công ty thì đó có khác gì kẻ trộm đâu? Trong 5 giới của nhà Phật có giới không trộm cắp. Quy y, thọ giới là tự nguyện chứ không ai ép buộc cả, nhưng ta đã phạm giới rồi! Ai rơi vào trạng thái này thì phải xem lại, phải chuyển hóa ngay. Vì như thế chứng tỏ chúng ta đã đi sai đường rồi.

Nếu không được vậy, chúng ta nên tìm con đường khác, môi trường khác để phát triển. Chúng ta phải có sự tự tin, vững chãi và chân thật. Không thể lợi dụng tổ chức này, công ty kia để làm những công việc tư lợi cá nhân. Đó không phải là cách hay để chúng ta noi theo, mà đó chính là tự hủy diệt mình, tự thiêu đốt cuộc đời mình.

Khi tự thân chúng ta có động lực muốn đến công ty, chúng ta thấy vui khi làm việc. Đưa ngón tay vào máy chấm công mà thấy nhẹ nhàng, thấy sảng khoái, đó là tín hiệu tốt cho công việc. Chúng ta phải có mặt thật sự trong 8 giờ đồng hồ, thân tâm nhất như thì công việc luôn trôi chảy, thuận lợi, nhanh chóng. Làm việc hiệu quả, chính xác.

Trong tất cả những tai nạn lao động xảy ra, hay những tai nạn trên đường phố, thì hết 99% là do chúng ta không giữ chánh niệm. Chúng ta lái xe mà tâm trí ta đang lo âu, suy tưởng việc gì đó. Đến khi có sự cố thì không kịp phản ứng. Chúng ta làm chủ công việc được giao, nhưng thật sự chúng ta chỉ làm chủ được khi tâm thức tập trung. Ai giữ được chánh niệm và tâm thức nhất như như thế thì không bao giờ làm việc sai, không bao giờ để xảy ra tai nạn cả.


Căng thẳng và xung đột Mỗi nhân viên hay các phòng ban đều như những bộ phận trên cơ thể con người Titan. Tay phải ta thuận thì tay phải làm việc nhiều hơn. Tay phải cầm con chuột thì tay trái gõ bàn phím. Tay phải cầm đũa thì tay trái cầm chén. Nhưng có bao giờ tay phải ganh đua, phân bì, “Nè tay trái, tao làm nhiều hơn mày, thì tao phải nhận về nhiều hơn mày” không?

Trong phân bố công việc của các phòng ban cũng vậy, trách nhiệm, lượng công việc không bao giờ bằng nhau. Mọi người có khuynh hướng so đo, phân bì, tôi làm nhiều hơn anh, tôi ít lương hơn bạn... rồi đâm ra ganh đua, ganh tỵ, dẫn đến những hiềm khích, những bất hòa... Một giàn nhạc không hòa, mỗi người đánh một nẻo, thì chẳng nghe ra một bài nhạc nào, chỉ điếc cả tai. Một dàn đồng ca mà không cất tiếng hát đồng, kẻ trước người sau thì trở thành cái chợ chứ không còn là đồng ca nữa.

Nếu chúng ta có tinh thần hòa, tinh thần đồng, thì chúng ta chế tác được những giai điệu của Mozart, những âm thanh cao vút của Pavarotti. Khi tay trái bị thương thì tay phải băng bó, xoa bóp vỗ về chứ không trách móc, “Nè tay trái, mày vô tích sự quá, làm ít việc, còn làm hỏng việc của tao”. Nếu ta có tinh thần như bàn tay phải đối với tay trái thì hay quá.

Bản thân tôi cũng đã có nhiều sai lầm trong quản lí điều hành. Ngày xưa, ai không làm đúng như ý mình, ai làm sai, tôi có cảm giác rất khó chịu. Tôi từng đập vỡ mặt kính bàn lễ tân chỉ vì một cô nhân viên làm sai những việc quá đơn giản, phương hại đến công ty. Tôi vứt cái bàn phím, chỉ vì người kỹ thuật làm hỏng việc. Nhưng khi quan sát lại, tôi thấy thương những người ấy hơn.

Chính nhờ phép hóa thân vào họ để quán sát, tôi thấy được nhiều nỗi khỗ đau và yếu kém của họ. Họ làm sai vì họ không đủ kinh nghiệm, không được đào tạo từ nền giáo dục tiên tiến. Họ làm sai vì họ có nỗi khỗ đau trong thân, trong tâm. Nhờ phép hóa thân như thế mà vài năm trở lại đây, tôi đã chuyển hóa rất nhiều.

Trong một buổi làm việc với khách hàng, Vincent là CEO của một công ty kiểm định nước ngoài, người Mỹ gốc Ấn. Ông ta rất bực tức trước thái độ làm việc của nhân viên và lộ rõ những cảm xúc đó trong bàn làm việc. Sau buổi làm việc, tôi nói: “Này Vincent, việc nhỏ thế này mà ông còn nổi nóng thì làm sao điều hành được tập đoàn lớn.” Ông rất tâm đắc lời nói của tôi và bắt tay cám ơn.

Chúng ta đọc báo chí cũng thấy có những ông chủ công ty thượng cẳng tay hạ cẳng chân với công nhân. Hình ảnh này xảy ra rất nhiều ở các khu công nghiệp, nhà máy. Rõ ràng, với ý thức vô trách nhiệm và cẩu thả, người ta có thể gây thiệt hại rất nhiều. Nhưng cho dù có thiệt hại đến mức nào đi nữa, chúng ta cũng có thể giải quyết một cách ôn hòa, không thể xúc phạm đến người khác, cho dù đó là lời nói hay hành động.

Những việc như thế là dấu hiệu của sự mất kiểm soát, mất tự chủ. Chúng ta chỉ là ông chủ công ty thật sự khi chúng ta tỉnh thức. Chúng ta là chủ ngôi nhà, là người đứng tên trong sổ hồng, khi chúng ta tỉnh thức trong từng phút giây. Còn ngược lại thì cơn giận làm chủ ta, cái nhà làm chủ ta. Ma quỷ chỉ vào được những ngôi nhà mà chủ nhà đang mê muội, đang mất tỉnh thức thôi.


Con đường ta đi Cuộc sống cũng giống như con đường ta đang đi. Cũng có ổ gà, có dốc lên, dốc xuống, quanh co... Trên con đường ấy, ta có những lúc tăng ga, lúc đạp thắng, lúc dừng lại... Người đã đi qua rồi thì biết nơi nào có ổ gà, nơi nào có khúc quanh gấp... Người đã đi qua rồi thì có kinh nghiệm, nên khi điều khiển xe ít va chạm, ít tai nạn hơn. Những người tài xế khi đi vào đường mới, lái một chiếc xe mới, thì tỷ lệ tai nạn cao hơn.

Những người lãnh đạo, những nhà điều hành cần phải nắm rõ con đường của mình. Nơi nào là ổ gà, chỗ nào là khúc quanh, để biết điều chỉnh và tăng tốc khi cần. Trở về nhanh hay chậm, hay sẽ chẳng có cơ hội để trở về, đều là do kinh nghiệm lèo lái và khả năng xử lí của ta.

Có những doanh nghiệp lúc ôm cua thì lại đạp thắng, lúc lên đèo thì lại giảm ga... Dựa vào tình hình thị trường và xu thế xã hội vẫn chưa đủ. Phải hiểu rõ vận mệnh của doanh nghiệp để có chiến lược phù hợp cho từng giai đoạn, từng thời điểm. Lúc nào cần dừng lại nghỉ ngơi thì phải dừng, ráng một bước là tai nạn xảy ra ngay. Lúc nào cần đạp ga tăng tốc thì phải làm ngay, chậm một nhịp tai nạn xảy ra tức thì. Chính vì thế mới có những công ty lao xuống hố sâu hay húc vào vách núi bên đường.

Khi hội đủ thiên thời, địa lợi, nhân hòa thì đi là đến, xuất là thành. Khi ta 2 tuổi mà cầm dao thì đâm vào chân là chuyện bình thường, nhưng khi 7 tuổi có thể cầm dao gọt xoài ăn ngon lành. Nhiều người thành công sớm mà thất bại, nhiều công ty phát đạt sớm mà phá sản là vậy.

Phải có cái nhìn thông suốt mà lèo lái sự nghiệp, lèo lái công ty. Lúc nào nên huy động vốn, lúc nào nên thắng lại, lúc nào nên nhả thắng ra cho đỡ tốn xăng. Người có kinh nghiệm như phi công Sullenberger mới đáp thành công máy bay Airbus 320 xuống sông Hudson ở New York, cứu được 155 mạng người, trở thành người hùng có mặt trong ngày nhậm chức của tân tổng thống Obama. Ngược lại, như tài xế Nguyễn Thế Lâm, dù đã nhiều năm lái xe vẫn làm cho 9 du khách Nga và 1 người Việt phải bỏ mạng khi lao xe xuống đèo Đại Ninh (xã Phan Lâm, huyện Bắc Bình, Bình Thuận) vào khoảng 18 giờ 30 ngày 13 tháng 3, chỉ vì thiếu cẩn trọng.

Mỗi cá nhân trong công ty, cho đến giám đốc điều hành, phải hiểu rõ con đường của mình, để đi, để bước, tránh đạp phải những gai nhọn ven đường, giảm thiểu những va đập, vượt qua những ổ gà mà tiến về tới đích. Còn như không làm chủ được, thiếu sáng suốt, chỉ thấy người khác chạy là lao theo, thì không khéo sẽ kéo theo cả gia đình, kéo theo cả tập thể, kéo theo cả đất nước xuống hố sâu, xuống nấm mồ. Đó là tội lỗi, tội lỗi nhất thiết phải tránh.


Nội dung được tải về từ website Rộng mở tâm hồn: http://rongmotamhon.net Việc sử dụng nội dung này vào mục đích khai thác lợi nhuận dưới bất kỳ hình thức nào là vi phạm đạo đức và pháp luật. Chúng tôi khuyến khích việc phổ biến vì mục đích lợi tha. Xin vui lòng ghi rõ nguồn thông tin trích dẫn và không tùy tiện sửa chữa, thêm bớt vào nội dung hiện có. Hạnh phúc hiện tiền Phần 16: Người câm làm tiếp thị Huệ Phong Ông Năm là em của ông Ngoại, đã vào tuổi U70. Trời trao cho ông cái năng khiếu không nói được. Thường thì quy luật tự nhiên luôn có sự hợp lý của nó, như câm thì phải điếc, điếc là phải câm.

Khi trò chuyện cùng ông, tôi luyện tập được khả năng biểu đạt. Muốn nói cho ông hiểu, phải diễn tả thật đơn giản, không phức tạp cầu kì. Đôi lúc phải kết hợp điệu bộ chân tay, mắt, mũi và cảm xúc thật. Càng thật bao nhiêu thì ông càng dễ tiếp thu bấy nhiêu.

Cả làng cả xóm, từ trong chợ ra ngoài đường, con nít, người già, trẻ em, phụ nữ đều thích ông. Ông hóm hỉnh, vui cười cả ngày, thật thà và hay giúp đỡ người khác. Đôi lúc giúp chị bán gạo ngoài chợ đưa một bao gạo lên xe, khi thì giúp chị bán trái cây bẫy một con chuột... Ai ai gặp ông cũng đùa giỡn, kẻ mời điếu thuốc, người mời ly trà.

Ông được phú cho một sức khỏe cường tráng, tất cả các vật nặng hay cây kiểng, một tay ông đưa lên sân thượng. Ông không biết chữ, nhưng cái gì cũng biết làm. Có lúc nhờ ông đóng cái bàn, lát gạch, xây cái hồ... ông đều làm được. Ông chỉ cần quan sát rồi làm theo, không cần biết thước tấc, con số gì cả.

Ông có một cảm nhận vấn đề rất tinh tế. Ai nhìn yêu thương ông biết, ai trêu đùa ông bỏ qua... Đôi lúc câm điếc cũng có lợi, miệng không nói nên khí không thoát, tai không nghe nên không tạp âm. Nói như ngài Tuệ Tĩnh là: “Bế tinh dưỡng khí tồn thần, thanh tâm quả dục thủ chân luyện hình.” Những điểm này ông Năm có đủ. Thế nên ông mới khỏe mạnh và ít bệnh tật.

Ngày vợ tôi khai trương quán café BangLang, cũng chẳng có kế hoạch hay chương trình tiếp thị cho dịp khai trương. Đây là một công việc kinh doanh không mời mà đến, nên chỉ in vài hộp danh thiếp để tặng khách trong ngày khai trương 2/9 thôi. Tôi đi làm về, lấy vài hộp card trao vào tay ông Năm. “Tặng ông vài hộp để ông tặng cho bạn nè” – tôi ra dấu như thế. Ông lấy phân nửa số card, đi vòng quanh xóm làng, quanh chợ, trao cho những người bạn.

Ngày khai trương, vợ tôi nghĩ chắc sẽ rất ít khách. Ngờ đâu, mở cửa 6 giờ sáng, được vài người, đến 7 giờ thì từng nhóm, từng nhóm kéo đến. Họ đi theo từng nhóm, gia đình, bạn bè... Ông Năm kiêm tiếp khách và chạy bàn. Ai vào cũng đến chào và bắt tay ông, cười vui vẻ. Ngày khai trương hóa ra đông quá là đông, không có chỗ ngồi, thiếu bàn, thiếu ghế... Khách vào tự bưng café, tự lấy thuốc, ai cũng vui, ai cũng cười.

Tôi đứng quan sát và thầm nghĩ, chẳng có kiến thức MBA hay kiến thức của Harvard nào có thể làm được như vậy. Thế mới biết, đỉnh cao của tiếp thị, quảng cáo là tiến tới sự thật. Càng tiến gần đến sự thật, thật thà, con người càng gần gũi thân thiện, tin tưởng nhau. Những thứ tài sản này ai cũng có, không tốn tiền, nhưng lại chẳng mấy ai sử dụng đến!


Nội dung được tải về từ website Rộng mở tâm hồn: http://rongmotamhon.net Việc sử dụng nội dung này vào mục đích khai thác lợi nhuận dưới bất kỳ hình thức nào là vi phạm đạo đức và pháp luật. Chúng tôi khuyến khích việc phổ biến vì mục đích lợi tha. Xin vui lòng ghi rõ nguồn thông tin trích dẫn và không tùy tiện sửa chữa, thêm bớt vào nội dung hiện có. Hạnh phúc hiện tiền Phần 17: Quà tặng đặc biệt Huệ Phong Vào cuối mỗi năm, tôi thường chọn một nhân vật nào đó để viết thư. Dù viết rồi chẳng gửi đi, nhưng thói quen của tôi là thế. Cũng như thói quen cứ sáng ngày mồng 1 Tết là tôi đi bộ vòng quanh bờ biển Vũng Tàu.

Có lúc tôi viết thư cho một vị tổng thống, một triết gia, một nhà kinh doanh, một nhà khoa học... Cũng có lúc tôi viết thư cho một loài hoa, một con chó hay một loài vô tình nào đó...

Như ngày 26 tháng 12 năm Bính Tuất, tôi viết thư cho ông Nguyễn Trần Bạt, một người tôi cảm nhận được nhiều cái hay. Ông là tác giả của nhiều đầu sách như Suy tưởng, Văn hóa và con người, Cải cách và sự phát triển... Ông là nhà sáng lập InvestConsult Group, như ông tâm sự: “Cái đáng giá nhất trong cuộc đời của tôi không phải là tạo ra một công ty, mà là tạo ra được một nghề mới ở Việt Nam. Đó là nghề tư vấn đầu tư và phát triển các quan hệ thương mại.”

Ông là người đam mê và quan sát cuộc sống tường tận. Ông đọc rất nhiều sách, đặc biệt các sách triết học. Chính vì thế, thư viện được gọi là mini của ông còn lớn hơn cả thư viện tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Nhìn vào khối lượng sách như thế, đọc sâu vào các cuốn sách ông viết, mới thấy con người này đọc nhiều đến cỡ nào.

Tôi được ông tiếp tại phòng riêng, cùng với 2 người đồng nghiệp thân cận của ông. Tôi chọn một món quà được gói trong một hộp giấy rất Hà Nội. Ông cầm món quà trên tay và đoán ngay đây là một cuốn sách. Chọn một cuốn sách để tặng cho một người đã đọc hàng ngàn cuốn sách, điều đó không đơn giản tý nào. Tặng sách cho một người viết sách càng khó hơn. Nhưng tôi tự tin nghĩ rằng, cuốn sách này ông chưa có bao giờ. Khi ông mở gói quà ra, không khỏi ngạc nhiên và thú vị, bởi một cuốn sách “Người vô sự” mà ông chưa có trên kệ.

Đây là cuốn sách mà tôi đã “trốn” việc ở công ty để ngồi đọc ròng rã một tháng liền. Tôi không nằm đọc, không ngồi đọc, mà ngồi xếp bằng chân ở tư thế bán già cùng với một bình trà. Đọc hết một trang, tôi uống một ly trà, cứ như thế cho đến hết cuốn sách.

Tôi không xem đây là cuốn sách hay, mà tôi tìm thấy ở nó một liều thuốc xổ. Tất cả những gì tôi tiếp nhận vào người, vào đầu, những thứ được gọi là tri thức, giờ mới được tiêu hóa và xổ ra ngoài thật sự, tôi chôn nó tại www.nguoivosu.com.

Cái học, cái đọc không phải để chất đầy thêm mớ kiến thức, mà chính là khả năng buông bỏ; học để buông bỏ, đọc để buông bỏ. Cái đó mới chính là đạo của cái học, đạo của cái đọc.

Hơn một năm nay tôi không xem tivi, không phải vì tôi không thích xem, mà tôi thấy chẳng có gì để xem. Có những thứ rác rưởi hôi hám mà ta cứ trố mắt lên nhìn, có những thứ mùi hôi tanh mà ta cứ banh mũi ra để nó chui vào... Thật ra đó chỉ là thói quen, nó làm cho êm dịu, tạo một cảm giác mà thôi.

Nhìn ngoài bao thuốc lá có ghi “hút thuốc có hại cho sức khoẻ”, “hút thuốc là bệnh ung thư phổi”. Thế mà ai cũng rít, cũng hút; ai cũng biết không tốt mà cứ ôm vào. Ngoài thì kinh tụng mòn cả môi, dẫn dắt cả hàng đệ tử. Phật pháp thuộc làu làu, lời Phật dạy không làm điều xấu lúc nào cũng rõ. Vậy mà có điếu thuốc bỏ không xong thì buông bỏ cái gì? Rất may, tôi cũng là người ghiền thuốc, nay thì dứt bỏ được rồi.

Chẳng có gì là không buông bỏ được, chỉ có điều là ta có chịu buông hay không mà thôi. Nhưng không buông được thì chỉ có đường chết với nó.

Tôi không biết ông Nguyễn Trần Bạt có sử dụng món quà đặc biệt của tôi hay không, nhưng tôi biết rằng điều đó còn tùy thuộc nhiều nhân duyên, món quà ấy cũng là cái duyên.

Tất cả trên đây cũng chỉ là vọng niệm mà mấy năm nay tôi chưa buông. Xem như hôm nay tôi buông rồi vậy!


Nội dung được tải về từ website Rộng mở tâm hồn: http://rongmotamhon.net Việc sử dụng nội dung này vào mục đích khai thác lợi nhuận dưới bất kỳ hình thức nào là vi phạm đạo đức và pháp luật. Chúng tôi khuyến khích việc phổ biến vì mục đích lợi tha. Xin vui lòng ghi rõ nguồn thông tin trích dẫn và không tùy tiện sửa chữa, thêm bớt vào nội dung hiện có. Hạnh phúc hiện tiền Phần 18: Sức mạnh của tình yêu thương Huệ Phong Con người có một sức mạnh phi thường, từ xây dựng Kim tự tháp, Vạn lý trường thành, cho đến bay cả vào vũ trụ. Những thành quả ấy, sức lực và khoa học có thể làm nên. Nhưng còn có nhiều điều phi thường đơn giản khác, vẫn không kém phần thần thông linh diệu.

Con người có thể du hành lên tận Mặt Trăng, nhưng không đi thăm nổi hàng xóm! Chinh phục cả vũ trụ không gian, nhưng khoảng cách giữa chúng ta với nhau ngày một xa dần. Chúng ta chế tạo ra những thiết bị và công cụ để lọc không khí trong lành, nhưng không lọc được ô nhiễm tâm hồn. Những chuyện quanh căn nhà của tôi hằng ngày cũng là những chuyện lạ phi thường.


Cây quất Đêm 30 tôi ra mua cây quất về chơi những ngày tết. Cây quất ra trái vàng sum sê trĩu cành, thêm phần biểu tượng ấm no. Tôi thường xuyên tưới nước và ngắm nhìn thích thú.

Những ngày mồng tết đã qua, quất vẫn còn nguyên. Tôi đưa ra bên ngoài để có ánh sáng. Đến tháng 2, tháng 3 âm lịch, trái vàng vẫn còn nguyên không rụng. Trong khi các cây quất khác bên nhà ngoại, nội đã rụng cành. Mãi đến tháng 7, 8, quất mới bắt đầu thay lá và rụng trái vàng.


Con Đầu Đen Con chó Đầu Đen là một thành phần không thể thiếu của gia đình tôi. Ông Ngoại đi đâu cũng muốn về nhà để chăm sóc nó. Đầu Đen khôn và ngoan, cả nhà ai cũng yêu mến. Nó chỉ ăn một thứ duy nhất là đầu gà, mỗi ngày đều phải ăn như thế.

Một hôm, nó ăn trúng loại xương gì mà mắc ngay cổ, kêu la thảm thiết. Nó bấu hai chân trước vào cổ, vào mặt làm chảy cả máu, nước mắt ràn rụa. Cả nhà lo lắng tìm mọi cách giúp nó nhưng cũng không xong. Cả ngày nó vật lộn với cái xương trong cổ, sức cùng lực kiệt, nằm im lìm rên rỉ như chờ chết vậy. Ông bà ngoại rất buồn, lo lắng.

Tôi đi làm về được ông bà kể lể công việc chi tiết. Tôi đến gần Đầu Đen, vạch miệng, vuốt ve vào cổ và đầu nó. Tôi giữ chánh niệm và truyền tình yêu thương cho nó. Tôi phát tâm cầu nguyện và dùng phương pháp quán mắc xương đẩy ra ngoài.

Khi tôi làm xong và đứng dậy quay đi, nguyên một khúc xương hộc từ trong cổ Đầu Đen bay ra ngoài. Bà ngoại la thét lên vì vui mừng. Cả nhà nhẹ nhõm, tràn đầy niềm vui.


Cây bằng lăng Gốc cổ thụ bằng lăng được tôi ra tận Bình Thuận bứng vào trồng trong sân nhà. Trồng trong lúc chuyển mùa nắng, nên được một thời gian nó héo úa. Ai cũng bảo nó chết rồi, ai cũng tiếc vì gốc cây quá đẹp.

Hằng ngày tôi vẫn tưới nước thường xuyên. Tôi nói với thằng nhóc chăm cây mỗi ngày. Em tưới cây phải tưới trong tình yêu thương thì cây mới xanh tốt được. Tôi đau lòng khi thấy cây héo sầu. Tôi đích thân xuống tưới cây mỗi đêm.

Tôi rất thích tưới cây, được gần gũi với cây, với hoa, con người thư thái. Các cụ ngày xưa nói chơi cây dưỡng trí là phải. Cây cối nó cũng có linh hồn, có sanh, có tử. Mình tưới cây mà chỉ muốn tưới cho xong, tuới cho hết giờ, thì cây làm sao tốt được? Mình phải có mặt khi tưới cây, tưới với tình yêu thương chứ không chỉ tưới nước cho cây. Cây cũng cần tình yêu thương, chăm sóc huống chi là người. Tôi đứng trước gốc bằng lăng, chuyển hóa năng lượng yêu thương vào nó, quán bài tươi tốt, sanh tử.

Một buổi sáng ngồi uống café, tôi bất ngờ thấy cây sống lại và ra chồi non. Cả xóm ai đi qua cũng trầm trồ, mọi người đều thích, đều vui.


Cây osaka Hai cây osaka trước sân, ông ngoại trồng đã 7 năm nay vẫn chưa ra hoa. Loài cây này rất dễ trồng và thay lá ra hoa vàng cả cành. Tôi về đây sống 1 năm và cây được tôi chăm sóc một thời gian. Mỗi lần tưới cây, tôi không quên tưới tình yêu thương vào nó.

Năm nay cả 2 cây ra rất nhiều hoa, rất đẹp, ai cũng ngắm nhìn, đẹp cả mắt, các loài ong bay đến hút mật, no say.

Khi chúng ta có tình yêu thương, có lòng thành, có thể cảm hóa được vạn vật, khiến quỷ thần trời đất cảm động, có thể làm được những điều thần thông, vào lửa lửa không cháy, vào nước nước không ướt, có thể đi về một cách tự do tự tại. Ấy mới gọi là điều kì diệu, là phép thần thông.

Năng lượng của tình yêu thương, lòng từ bi có thể xoá đi mọi hận thù, xung đột. Có thể chữa lành những nỗi đau, giúp ta an lạc, hạnh phúc. Khi tôi tư vấn phong thủy cho người khác cũng vậy. Vận dụng những kiến thức phong thủy có chính xác đến đâu cũng chỉ có giới hạn của nó. Có thể giúp họ kiếm thêm được tiền, hài hoà, thuận lợi, nhưng vẫn bế tắc khi muốn giúp họ hạnh phúc, giảm bớt khổ đau.

Khi ta có hạnh nguyện và phát tâm lân mẫn bên họ, ta có thể giúp họ an vui. Người lãnh đạo có tình yêu thương, có năng lượng từ bi, có thể cứu vớt cho cả công ty và cộng hưởng an lạc với cộng đồng.


Nội dung được tải về từ website Rộng mở tâm hồn: http://rongmotamhon.net Việc sử dụng nội dung này vào mục đích khai thác lợi nhuận dưới bất kỳ hình thức nào là vi phạm đạo đức và pháp luật. Chúng tôi khuyến khích việc phổ biến vì mục đích lợi tha. Xin vui lòng ghi rõ nguồn thông tin trích dẫn và không tùy tiện sửa chữa, thêm bớt vào nội dung hiện có. Hạnh phúc hiện tiền Phần 19: Định luật bảo toàn khối lượng Huệ Phong Những ngày còn ngồi ghế lớp chuyên toán Lê Hồng Phong (TP. HCM), tôi rất thích định luật bảo toàn khối lượng. Điều thú vị ở định luật này là ở chỗ có thể nhìn thấy nó thấp thoáng trong cuộc sống, trong kinh tế, kể cả trong tâm linh.

Định luật bảo toàn khối lượng được hai nhà khoa học Mikhail Vasilyevich Lomonosov và Antoine Lavoisier gần như đồng thời khám phá độc lập với nhau, qua những thí nghiệm được cân đo chính xác. Năm 1748, nhà hóa học người Nga Mikhail Vasilyevich Lomonosov đặt ra định đề. Năm 1789, nhà hóa học người Pháp Antoine Lavoisier phát biểu định luật này. Trong phản ứng hóa học, tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng bằng tổng khối lượng sản phẩm tạo thành.

∑ mtrước = ∑ msau

Khi sàn chứng khoán đỏ sàn hay xanh sàn thì dòng tiền được dịch chuyển từ nơi này đến nơi khác, có khi từ Việt Nam qua tận New York hay từ Hồng Kông qua Luân Đôn. Nó không mất đi. Trong một sòng bài, cuối cùng thì dòng tiền cũng dịch chuyển từ túi này sang túi khác, nhưng không mất đi. Khi ta bị ai đó lường gạt một số tiền, thì tiền trong két của ta vơi đi, còn tiền trong ví của người ấy đầy thêm. Nó không mất đi.

Ta bỏ thời gian chơi bời, lơ là công việc, không chuyên tâm làm việc, chơi bời quá độ, ăn nhậu với bạn bè rồi xảy ra tai nạn. Tai nạn là sản phẩm sau cùng của chuỗi sự việc trước đó. Nó không mất đi.

Doanh nghiệp mất trung thực, lừa dối khách hàng, qua mặt nhà nước, nhận tiền của các nhà đầu tư rồi la cà vào bia ôm, tham sắc dục, thích rượu bia, ăn sang, mặt đẹp, rồi dẫn đến tù tội. Tù tội là sản phẩm tạo thành từ các sự việc tham gia vào vế bên kia. Nó không mất đi.

Khi ta cầm trên tay một ly trà, mùi rất thơm. Ta thưởng thức, uống từng ngụm trà vào miệng, qua cổ rồi vào bên trong xử lí. Nước trà theo đường tiểu và một số đường khác qua WC và ao hồ, nhờ sức nóng bốc lên thành mây, rồi mưa rơi xuống thành giọt nước. Được các công ty xử lí và đóng thành chai, rồi lại vào mồm chúng ta. Ly trà sau khi chuyển qua nhiều hình thái khác nhau rồi lại thành ly trà thơm ngon. Nó không mất đi.

Một bông hoa osaka sáng nở vàng cả cây, chiều rơi rụng dưới gốc, thành phân, thành mùn, rồi giúp cây xanh tốt, lại ra hoa. Nó không mất đi.

Con người khi sinh ra thì mềm mại, xinh đẹp, đến khi chết thì khô cứng, xấu xí. Khi nằm xuống dưới đất, thân xác hoại rữa thành các hoạt chất thấm vào đất cho đất tốt, cây xanh. Những cây xanh ở những nơi nghĩa địa hay kế bên những nấm mồ thường tươi tốt.

Thân xác tan rã còn tâm thì đi đâu? Tái sinh vào một loài hữu tình hay loài vô tình, tùy thuộc vào vế phía trước của phương trình. Nó không mất đi.

Chẳng có gì là tự sinh ra và tự mất đi, tất cả chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác mà thôi. Có những điều chúng ta được, người khác mất. Có những cái người khác mất, chúng ta được. Đó là lẽ thường tình. Được mất, hơn thua, trên dưới, trắng đen, phải trái... mọi việc đều do tâm mà ra. Vô tâm, vô cảnh, vô sanh, vô diệt, thì cái gì cũng trở thành bảo toàn khối lượng.


Nội dung được tải về từ website Rộng mở tâm hồn: http://rongmotamhon.net Việc sử dụng nội dung này vào mục đích khai thác lợi nhuận dưới bất kỳ hình thức nào là vi phạm đạo đức và pháp luật. Chúng tôi khuyến khích việc phổ biến vì mục đích lợi tha. Xin vui lòng ghi rõ nguồn thông tin trích dẫn và không tùy tiện sửa chữa, thêm bớt vào nội dung hiện có. Hạnh phúc hiện tiền Phần 20: Thủ phạm Huệ Phong Từ khi nhìn thấy nó, tôi bắt đầu có sự cảnh giác và quan sát nó hằng ngày. Phải nói, đó là một con người kỳ lạ. Kỳ lạ ở chỗ là không ai mời vào nó cũng vào, có lúc đuổi đi nó không đi. Có khi, nó gây ra bao nhiêu tai họa, khổ đau cho người khác. Nhưng cũng có lúc nó thay đổi tính nết, làm sung sướng và hạnh phúc cho nhiều người. Nó vào cửa trước, nó luồn cửa sau. Cuộc sống nó thuộc làu làu. Chính vì thế mà chỗ nào nó cũng có mặt, chỗ nào nó cũng đến.

Có lúc nó tham sắc dục, nhảy bổ vào thân thể trắng nõn nà của người con gái. Ăn nói thô lỗ rồi làm tổn thương đến họ. Nó lãng vãng bên ngôi nhà hạnh phúc, rồi chui hẳn vào mùng của cặp vợ chồng son. Làm họ bất hòa, cãi vã, rồi mỗi người một nơi...

Nó như có phép thần thông biến hóa, chen hẳn vào bữa cơm, giấc ngủ. Tôi nhớ những ngày trước, nó theo dõi và bám sát tôi từ cổng công ty đến tận nhà. Chẳng hiểu nó núp ở đâu mà nửa đêm nó dựng đầu tôi dậy, hành hạ, tát vài bạt tai, xong rồi mới cho tôi đi ngủ.

Nó hỗn hào quá, không chừa đàn bà, con gái, người trẻ, người già... Nó hơn thua, phải trái, rồi gây ra bao nỗi hận thù, chia ly... Nhưng rồi nó cũng có tích sự, khi tham gia vào tạo dựng ấm no, hạnh phúc, tạo ra những món ăn tinh thần bổ ích. Nhiều người tin tưởng vào lời nó nói, rồi bị lường gạt. Nó gây bấn loạn, làm loài người mất yên tĩnh, không còn hỷ lạc.

Đôi lúc tôi tưởng nó là hai người, vì nó có những biểu hiện khác nhau hoàn toàn. Khi bộ công an can thiệp vào, đi tìm tông tích, danh tính của nó, thì đúng là nó chỉ có một mẹ, một người thôi. Cả loài người đi tìm nó, và rồi phát hiện, đặt tên cho nó là: anh chàng suy nghĩ.


Nội dung được tải về từ website Rộng mở tâm hồn: http://rongmotamhon.net Việc sử dụng nội dung này vào mục đích khai thác lợi nhuận dưới bất kỳ hình thức nào là vi phạm đạo đức và pháp luật. Chúng tôi khuyến khích việc phổ biến vì mục đích lợi tha. Xin vui lòng ghi rõ nguồn thông tin trích dẫn và không tùy tiện sửa chữa, thêm bớt vào nội dung hiện có. Hạnh phúc hiện tiền Phần 21: Cháy rừng Huệ Phong Giữa đêm tôi nhận được điện thoại của một người bạn. Qua điện thoại, tôi có thể cảm nhận được sự sợ hãi và hốt hoảng của cô. Cô ta báo là rừng đang bốc cháy, dự án cháy rồi!

Đây là dự án rừng quý mà cô “xí” được qua sự hỗ trợ của nhà nước với thời gian thuê 50 năm. Đây là rừng quý được bảo tồn cẩn thận. Giữa đêm, cô ta đứng ngoài khu rừng, tay chân run rẩy. Không khéo ở tù mục xương như chơi.

Trong khu vực này có nhiều hộ dân nghèo sống lâu năm. Họ sống sinh con đẻ cái, chôn cất người thân tại nơi này. Có những ngôi mộ đắp bằng cát nằm trơ vơ. Từ khi có chủ trương đầu tư dự án, tất cả những khu đất của nhiều hộ dân đã biến thành của riêng của vài người. Những gia đình nghèo này bị đuổi đi nơi khác.

Cô ta nói, có người xấu đã châm lửa vào khu rừng này. Tôi bảo, có nhiều trường hợp, rừng khô gặp nắng tự cháy, hoặc ai đó vứt tàn thuốc một cách vô tình rồi lửa bốc cháy. Chỉ cần một tàn thuốc nhỏ có thể thiêu rụi cả khu rừng.

Tôi hỏi cô, hiện giờ rừng cháy hay cái gì cháy? Thế mới hiểu, có tài sản không sung sướng tý nào. Phải lo suy nghĩ đầu tư, lo canh giữ, thậm chí đó là hiểm họa luôn rình rập bên mình.

Ai cũng có một khu rừng, có cây to, cây nhỏ, cỏ rác. Những việc ta làm tốt, làm thiện, đều mọc lên một cây phước đức trong khu rừng của mình. Theo thời gian khu rừng rậm rạp, lớn dần lên. Những người giàu có làm từ thiện rất nhiều, họ xây chùa, cúng dường... Các cây công đức mọc đầy rừng, cây phúc lộc mọc lên như nấm... Nhưng có mấy ai biết gìn giữ, bảo vệ nó?

Một niệm sân hận là đủ thiêu rụi cả khu rừng. Khi họ kinh doanh trên cái khó khăn của người khác, đáo hạn ngân hàng, cho vay lấy lãi, chèn ép, thủ đoạn... thì không khác nào lấy lửa châm đốt khu rừng nhà mình.

Những lúc tôi thiếu tinh tấn, thiếu chánh niệm, lớn tiếng với người vợ hay nhân viên của mình, tôi có cảm giác khu rừng của mình đang cháy rụi. Như người rơi xuống vực thẳm, hao hụt, trống rỗng... Bao nhiêu công phu tu tập bấy lâu tích góp nay tiêu tan.

Chẳng ai đốt khu rừng của mình cả, mà chính mình chứ không ai khác đã tự tay châm lửa thiêu rụi nó, đốt cháy tất cả, cây công đức, cây phúc, cây lộc, cây thọ... Trong kinh điển có nói: “Một đốm lửa sân hận thiêu cháy cả rừng công đức” là vậy.


Nội dung được tải về từ website Rộng mở tâm hồn: http://rongmotamhon.net Việc sử dụng nội dung này vào mục đích khai thác lợi nhuận dưới bất kỳ hình thức nào là vi phạm đạo đức và pháp luật. Chúng tôi khuyến khích việc phổ biến vì mục đích lợi tha. Xin vui lòng ghi rõ nguồn thông tin trích dẫn và không tùy tiện sửa chữa, thêm bớt vào nội dung hiện có. Hạnh phúc hiện tiền Phần 22: Hay và dở Huệ Phong Tôi nhớ những ngày đầu tìm đến cửa thiền. Tôi và người bạn thường đi nghe Pháp thoại và tọa thiền. Thứ 2-4-6 tọa thiền, 3-5-7 nghe Pháp tại Thiền Viện Chân Không.

Chúng tôi tiếp nhận Phật Pháp không khác gì đói ăn khát uống. Ngày nào cũng hăng hái, mặc đồ mẻ, vai mang túi xách. Mỗi một bài Pháp thoại của Thầy như một vườn hoa lạ, như những liều thuốc bổ dưỡng cho tâm linh, trí não.

Một hôm, trên đường về người bạn tôi nói, thầy A giảng hay hơn thầy B. Tôi nói, anh thấy vậy à?

Ông bạn liền bắt đầu cuộc phân tích, mổ xẻ theo cái thấy của mình. Rồi quay sang hỏi tôi, ông có thấy vậy không? Tôi không thấy gì cả, không thấy dở cũng không thấy hay. Người bạn bắt đầu ra sức thuyết phục, cố tóm cổ tôi để lôi theo con đường của anh ta, theo ý anh ta. Khuôn mặt anh bắt đầu biểu hiện sự không hài lòng. Rồi anh quay sang nặng lời: “Ông không phân biệt được à? Chẳng lẽ người ta đưa gì ông ăn nấy, đưa phân cũng ăn sao?” Tôi cười, quay sang nhìn người bạn trìu mến mà không nói gì cả.

Rồi thời gian sau, chúng tôi ít đi nghe pháp, ít lên Thiền Viện. Chúng tôi vẫn duy trì trao cho nhau những cuốn sách Kinh, sách Thiền... Những buổi café hay buổi trà, chúng tôi đều gọi đó là những buổi Thiền, café Thiền, Trà Thiền... Có lúc, chúng tôi chia sẻ những công án, những lời Kinh. Nhưng cũng có lúc chúng tôi ngồi lặng im, chẳng nói câu nào. Chúng tôi có thể ngồi với nhau cả buổi, cả ngày. Ngồi có mặt với nhau, ngồi im chẳng nói năng gì, còn hơn là khua môi cho mệt mỏi.

Câu chuyện hay và dở ngày xưa, theo thời gian bạn tôi đã hiểu. Tại thời điểm đó, với căn cơ anh ta cho là có hay, có dở. Nhưng tại thời điểm này, với căn cơ anh không còn thấy hay dở nữa. Đối tượng vẫn giữ nguyên, sự vật không thay đổi, chỉ có con người thay đổi mà thôi.

Khi quán sát kỹ thì chẳng có gì hay, cũng chẳng có gì dở. Hay dở là do tâm sinh phân biệt. Con người thích khen hơn chê, thích hay hơn dở. Đó là cái nhìn nhị nguyên, phân biệt trên dưới, cao thấp, cũng do chấp ngã mà ra.

Biết hay, biết dở mà không theo, không nghiêng ngã, thì chẳng có gì đụng đến ta được. Khi ngồi thiền, chúng ta có thể nghe rõ ràng từng tiếng động, tiếng chó sủa, tiếng quạt máy, thậm chí tiếng nhạc hay nghe êm tai. Rồi ta theo tiếng nhạc mà phóng tâm, ôi bài nhạc hay quá, tựa đề là Đóa hoa vô thường, bài này là của Trịnh Công Sơn v.v... Đó là ta đã phân biệt, đã bám chấp, đã nghiêng ngã rồi...

Ta phải có khả năng liễu biệt tất cả thì mới ngồi yên, mới định được. Ta có thể tự do mà ung dung bước thảnh thơi. Vô phân biệt trí thì sanh tử không trỗi dậy, đẹp xấu không còn tranh giành.

Vì lầm cầu Phật… thế thôi!
Cầu Thiền bởi trót mê lời u mê.
Cầu thiền, cầu Phật mà chi,
Ngồi im chẳng nói câu gì là hơn.

(Ni sư Diệu Nhân)


Nội dung được tải về từ website Rộng mở tâm hồn: http://rongmotamhon.net Việc sử dụng nội dung này vào mục đích khai thác lợi nhuận dưới bất kỳ hình thức nào là vi phạm đạo đức và pháp luật. Chúng tôi khuyến khích việc phổ biến vì mục đích lợi tha. Xin vui lòng ghi rõ nguồn thông tin trích dẫn và không tùy tiện sửa chữa, thêm bớt vào nội dung hiện có. Hạnh phúc hiện tiền Phần 23: Vội vàng chi em hỡi Huệ Phong Tôi có thói quen, khi đến công ty bắt đầu một ngày làm việc, ngồi vào ghế thở vào, thở ra ba lần. Thở vào, tôi nghĩ đến công việc thuận lợi. Thở ra, tôi đẩy những tạp niệm ra ngoài. Chỉ sau ba hơi thở, tôi lấy lại cân bằng rồi mới tiếp tục làm các công việc khác. Trước khi đứng lên về cuối buổi chiều cũng vậy.

Những thói quen rất đơn giản mà thấy hiệu quả. Tôi không còn vội vàng, không còn chạy theo các cảm xúc trong thân tâm. Phần lớn tất cả các sai lầm đều do anh chàng cảm xúc này can thiệp vào. Vội vàng quá, lo âu quá, vui mừng quá cũng dẫn đến sự thái quá trong mọi việc làm, trong mọi quyết định. Nhất là đối với các vị lãnh đạo, cảm xúc này sẽ liên quan đến sự an nguy của tổ chức, của doanh nghiệp, của quốc gia...

Những sản phẩm do chính mình tạo ra mà có lúc không thể buông bỏ được. Ta ôm ấp rồi tưới tẩm cho những giận hờn, hơn thua, phải trái... Được thì vui, mất thì buồn. Phải là thích, trái là ghét.

Chỉ một cuộc gọi trái tai của khách hàng mà đạp bàn, đập ghế, đập nát cả cái điện thoại. Chứng khoán thì tuột dốc không phanh, còn mình lại treo cổ kéo lên trần nhà. Hình ảnh người vợ về đến nhà thấy chồng đang vui đùa với sợi dây trên trần nhà, phía dưới đầy rẫy những tờ cổ phiếu, người vợ quỵ xuống thật đau xót.

Tôi thường tiếp nhận các cuộc gọi của bạn bè, những doanh nhân khác. Có khi họ vừa ăn vừa gọi, vừa nói vừa nhai. Thật là vội vàng, thật là vất vả. Tại sao vậy? Tại họ đang phóng tâm về tương lai. Họ đang phi ngựa cùng tương lai. Ăn cũng nhanh, nói cũng nhanh, cái gì cũng nhanh. Bây giờ lại thêm cái phần fastfood – thực phẩm ăn nhanh. Rồi học nhanh, yêu nhanh, sống nhanh...

Tương lai của chúng ta là một cái lỗ chỉ vài mét vuông đất, có khi chỉ là một cái chum bằng ấm trà, có khi chẳng biết là cái gì, ở đâu... Chúng ta tự bày ra, đặt cho sự đam mê của mình những cái tên hấp dẫn, nào là quyền lực, danh vọng, sắc dục, rượu ngon... rồi ta chết vì nó.

Ai may mắn nhận ra thì dừng lại, chậm lại, sống tỉnh thức trong từng phút giây, từng bước chân an lạc. Ăn thì biết ăn, uống thì biết mình đang uống. Ngồi xổ thì biết mình đang ngồi xổ, chỉ có thế thôi. Đơn giản thế mà chẳng mấy ai làm được.

Trong 8 giờ đồng hồ làm việc tại công ty Titan, ai gọi tôi giám đốc này, giám đốc nọ gì cũng được, nhưng xin tha cho tôi ngoài những giờ đó.

Công việc duy nhất của tôi sau giờ làm việc là đứng gác cổng canh chừng. Cứ thằng suy nghĩ nào bước qua là tôi chặn lại, bất kể thằng suy nghĩ đó là tốt hay xấu đều phải tống cổ ra, mời đi chỗ khác chơi. Cho dù nó mang theo một đống đô la bước vào, cũng mời đi chỗ khác.

Đuổi nó đi thì mới an lạc, thảnh thơi được. Còn không thì bị nó kéo theo, chạy theo, vội vàng, gấp gáp, ăn không ngon, ngủ không yên. Xanh đỏ kệ nó, trắng đen kệ nó, ít nhiều cũng mặc kệ, ta cứ chơi với con, vui với vợ là được rồi.


Nội dung được tải về từ website Rộng mở tâm hồn: http://rongmotamhon.net Việc sử dụng nội dung này vào mục đích khai thác lợi nhuận dưới bất kỳ hình thức nào là vi phạm đạo đức và pháp luật. Chúng tôi khuyến khích việc phổ biến vì mục đích lợi tha. Xin vui lòng ghi rõ nguồn thông tin trích dẫn và không tùy tiện sửa chữa, thêm bớt vào nội dung hiện có. Hạnh phúc hiện tiền Phần 24: Im lặng Huệ Phong Có hai dạng người im lặng. Dạng thứ nhất là chẳng biết gì để nói, và dạng còn lại là biết quá rõ nên chẳng cần phải nói.

Im lặng không có nghĩa là không nói gì. Cái nói của im lặng mang đầy năng lượng và quyền lực của sự hiểu biết minh triết. Nói như Lão Tử: “Nói thì không biết, biết thì không nói.” Còn nói được, chứng tỏ vẫn chưa biết gì, nói mãi đến khi không còn gì để nói mới thôi.

Viết mà còn phải suy nghĩ, chọn chữ, chọn từ, đó là cái viết của tri thức. Viết phải thoải mái như ăn như ngủ vậy, không cần phải suy nghĩ, không cần phải tư duy nữa. Rút ra là viết, đó mới là sản phẩm của sự tiêu hóa tốt. Có tiêu hóa thì mới xổ ra được. Cái gì không tiêu hóa được chỉ có ôm bụng mà đau chết đi.

Tổ sư nói rằng: “Bất lập văn tự.” Không cần chữ nghĩa, không cần nói. Phải “trực chỉ chân tâm” mới sáng tỏ được, mới tìm ra mọi sự thật. Còn không thì cứ như hoa đốm, như bụi đầy mắt vậy, chẳng có cái gì là sáng tỏ.

Khi ta vận vào người đủ thứ áo quần, xanh đỏ tím vàng, thì chẳng biết bên trong là cái gì. Ghẻ lỡ hay trắng trơn? Phải trần truồng ra, phải lột sạch ra, mới thấy tận đường tơ kẻ tóc. Chẳng cần che đậy gì cả, đó mới là sự thật. Vì thật thà, chẳng có lừa lọc, nên mắt sáng, mặt không một vết nhăn. Vì được im lặng 9 tháng 10 ngày, nên mới tạo thành một em bé. Chính vì thế, bác sĩ khuyên các bà mẹ nên bớt nói trong thời gian mang thai để giữ chân khí.

Có cô nhân viên cấn thai được hơn 1 tháng, tôi bảo cô nói chồng mỗi ngày chở lên phòng thiền để thiền quán. Tôi nhìn thấy thần sắc nhợt nhạt, chân khí thoát nên mới phát tâm nói như thế. Thế mà không nghe lời, để rồi phải hư thai mất sức.

Nhìn các em bé mới sinh ra tại bệnh viện, từ lúc kêu oe oe là đã hết im lặng rồi, mọi thứ tuồng qua miệng vào bên trong làm cho thay đổi hết. Rồi dần dần bốc mùi, xổ ra cái gì cũng thối, không còn thơm tho như những ngày đầu mới sinh ra nữa.

Im lặng mà cái gì cũng biết, ai động gì cũng hay, ai lấy đi của công ty một đồng cũng rõ, thế mới vi diệu. Ngoài không chạy theo cái gì, trong không vướng kẹt cái chi. Đi như rồng như voi, ngồi như núi như đá, thế mới là bậc thượng căn thượng trí.


Nội dung được tải về từ website Rộng mở tâm hồn: http://rongmotamhon.net Việc sử dụng nội dung này vào mục đích khai thác lợi nhuận dưới bất kỳ hình thức nào là vi phạm đạo đức và pháp luật. Chúng tôi khuyến khích việc phổ biến vì mục đích lợi tha. Xin vui lòng ghi rõ nguồn thông tin trích dẫn và không tùy tiện sửa chữa, thêm bớt vào nội dung hiện có. Hạnh phúc hiện tiền Phần 25: Nạn nhân Huệ Phong Đúng ra bây giờ tôi phải đi ngủ rồi. Khi nhìn những hình ảnh khóc thương của người dân Hàn Quốc tiễn đưa cố tổng thống Roh Moo-Hyun, tôi dừng lại đầy cảm xúc và rồi muốn viết điều gì đó. Thường thì người ta không cảm tình lắm với các trường hợp tự tử. Những cái chết này gây ra tai tiếng nhiều hơn. Cũng có những cái chết tự tử bằng cách nhảy lầu, treo cổ, tông đầu vào xe, uống thuốc, cắt gân tay, bắn súng vào đầu... Dù ở hình thức nào thì cũng đều được gọi là tự tử.

Có hai dạng tự tử. Trường hợp thứ nhất là không muốn sống. Trường hợp còn lại là chết để sống. Dù cho đó là nhà lãnh đạo hay một người dân đen cùng cực. Họ tìm đến cái chết cũng là một trạng thái căng thẳng, không lối thoát. Hoặc tìm lối thoát bằng cái chết.

Có những cái chết minh oan. Có những cái chết chạy trốn. Một hành động được gọi là mất kiểm soát bản thân. Một sự việc tự tử là kết quả của chuỗi sự việc và phản ứng trước đó. Trong đó, con người là chủ thể và cũng là nạn nhân cuối cùng.

Chúng ta hãy thử phân tích chi tiết các yếu tố tác động. Tuy nhiên, tôi chỉ nêu các yếu tố chung từ duyên khởi đến hành động. Đây có thể là ngọn nguồn của mọi sự việc. Còn việc tại sao ông Roh nhảy xuống núi, chúng ta không cần quan tâm.


Duyên khởi Hiện tượng vô thường của sự vật hiện hữu là do nhân duyên kết hợp, mỗi cá thể không thể độc lập mà tồn tại. Có sanh ra thì có chết đi, vì lẽ có sự trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường chung quanh. Trong vật lý học, định luật bảo tồn năng lượng cho biết, năng lượng không sanh ra và không biến mất đi, mà chỉ có thể thay đổi. Khi sự giao lưu năng lượng và vật chất của mỗi hữu thể với bên ngoài, hữu thể đó tạm thời ổn định cân bằng vì phải tiêu tán năng lượng và vật chất, nên thay cũ đổi mới để tồn tại. Sự trao đổi vật chất và năng lượng của hữu thể trong không gian là lịch trình sanh trụ hoại diệt. Sự giao lưu vật chất và năng lượng của xác thân con người với bên ngoài được tạm thời hiện hữu là lịch trình sanh lão bệnh tử.

Sự vật hiện hữu do duyên hợp, khi duyên tan thì hoại không, theo lý Duyên Khởi của Ngài Long Thọ. Còn sự vật tạm thời hiện hữu gọi là thực tại giả lập, theo Duy Thức Học của Ngài Vô Trước.


Từ vật chất đến phi vật chất Do có sự giao lưu năng lượng và vật chất với bên ngoài nên bản thân sự vật không những lệ thuộc vào nhân duyên nội tại mà còn phải bị ảnh hưởng nhiều bởi môi trường ngoại giới. Như ảnh hưởng vật chất (thức ăn) đến sinh lý con người, rồi sinh lý ảnh hưởng đến tư tưởng, tình cảm và hành động. Hệ thống cân bằng sinh lý của con người được tạm thời ổn định là lịch trình tiêu tán của trạng thái đau khổ và khoái lạc.

Lý Duyên Khởi được nhận thức sâu sắc qua Tứ Đế: Tập (nhân) Khổ (quả), Đạo (nhân) Diệt (quả), và Thập Nhị Nhân Duyên. Ngay như lục căn trong sắc thân của ngũ uẩn cũng cần được phân tích theo Tâm lý học để làm sáng tỏ lý Duyên Khởi, là thực tại giả lập, là Tánh Không, hay là sự vật đều không có Tự Tánh.


Cảm giác Điển hình về nhãn căn (mắt) qua chức năng thị giác:

Ban ngày, khi chúng ta nhìn một vật ngay phía trước chúng, hình ảnh khi nhìn sự vật qua thấu kính của mắt được hội tụ ở trên hố mắt của võng mạc. Các đầu thụ cảm (photoreceptor) của dây thần kinh hình nón (cone) và hình que (rod) đáp ứng một cách khác nhau với ánh sáng giúp ta nhận biết và phân biệt hình dạng, màu sắc.

Các đầu thụ cảm hình nón (cone) giúp ta phân biệt màu sắc. Có 3 loại đầu thụ cảm hình nón đáp ứng với ba bước sóng (wavelength) khác nhau của ánh sáng: ngắn (short-wavelength), vừa (middle-wavelength) và dài (long-wavelength), tương ứng với 3 màu đỏ, xanh biển, xanh dương. Bằng cách kết hợp các phản ứng với những bước sóng dài, vừa và ngắn, những đầu thụ cảm hình nón có thể truyền đi tín hiệu giúp não bộ xác định được màu của bất cứ hình ảnh nào. Những đầu thụ cảm hình nón này rất nhạy cảm với các đặc trưng chung quanh, dù nhỏ đến đâu.

Ban đêm thì khác, những đầu thụ cảm hình que (rod) rất nhạy cảm với ánh sáng mờ, dù chúng không sắc bén nhiều. Vào buổi tối, nếu ta liếc nhanh hình ảnh của bóng mờ ngoài góc của con mắt, chúng ta sử dụng những tế bào que. Nếu hình ảnh mờ ấy biến mất, khi chúng ta nhìn thẳng vào nó, chúng ta chứng kiến sự mất tế bào nón vào lúc chúng ta không chú ý làm tụ những bóng mờ đó trên hố mắt ở võng mạc.

Khi cường độ của ánh sáng (sáng hay mờ) chạm đến các đầu thụ cảm (photoreceptor), những tín hiệu thần kinh liền được gửi xuyên qua hệ thống thị giác để sản sinh những cảm giác. Con đường đi ấy bao gồm nhiều tầng lớp mà ánh sáng phải đi qua trước khi được tiếp nhận bởi cơ quanthụ cảm hình ảnh. Một phản ứng hình ảnh hóa học được tạo ra trong cơ quan thụ cảm, sản sinh những tín hiệu thần kinh, đầu tiên được chuyển đến những tế bào lưỡng cực, rồi đến những tế bào hạch. Những tín hiệu thần kinh lúc đó đi dọc theo trục võng mạc đến hạt nhân cong khập bên của chất xám. Những tế bào trong hạt nhân cong khập này sắp đặt lại tín hiệu (kích thích cảm giác) tới xương chẩm thùy não để được điều hợp và hoàn thành chức năng thị giác.

Tương tự như thế, tiến trình thực hiện tánh biết qua các căn khác như tai, mũi, lưỡi, thân... cũng vậy. Tuy có khác về cơ cấu sinh học, nhưng tựu trung cũng đều được các dây thần kinh chuyển các hình ảnh, chấn động lực, không khí, chất hơi hay ấn tượng kích thích đến chất xám ở vỏ não để sản sinh những cảm giác tương ứng với các căn.

Chẳng hạn như:

– Nghe một âm thanh là tiếp nhận độ rung (chấn động lực) hay ấn tượng của âm thanh, do làn sóng âm thanh va chạm vào màng nhĩ (tai).

– Ngửi mùi hương là tiếp nhận ấn tượng mùi hương, là không khí hay hơi (tức là chất hóa học hòa tan trong không khí) ở màng mũi.

– Nếm một vị là tiếp nhận chất hóa học (ấn tượng do vị toan và nước miếng kích thích vào các gai vị giác) ở lưỡi.

– Xúc chạm một vật là tiếp nhận những kích thích của vật ấy lên thần kinh da (hay thân thể).


Ý thức Có thể định nghĩa ý thức là sự nhận biết, đặc biệt là về môi trường xung quanh ta và điều kiện của thân thể. Cũng có thể nói ý thức là sự tỉnh táo, biết được những gì đang xảy ra.

Thật ra, ý thức thường được định nghĩa là sự nhận biết (awareness) tất cả tư tưởng, hình ảnh, tri giác và cảm xúc tích chứa trong ký ức qua thời gian. Ý thức là công năng quan sát chính bản thân ta và môi trường quanh ta. Ý thức giúp ta kiểm soát được mọi hành vi, kinh nghiệm và có sự chọn lựa những cách tư duy hay hành động ta cho là thích hợp. Nhưng ý thức không chỉ là sự hiểu biết đơn giản về chính bản thân ta và môi trường xung quanh. Ý thức có tính đơn thuần và nó thống nhất kinh nghiệm riêng của ta vào cái toàn thể. Khi chúng ta lắng nghe một người nói, chẳng hạn, ta không chỉ nghe những tần số và cường độ của âm thanh, không chỉ là những kích thích thính giác. Thay vào đó, chúng ta thông qua những âm thanh để biết được toàn bộ những lời nói, hiểu được ý nghĩa được truyền đạt bởi những lời nói đó. Đây chính là cách thức mà bộ não chúng ta tổ chức và tổng hợp các kích thích thính giác.

Nếu tính đơn thuần của ý thức (cục bộ) cho phép chúng ta tri giác và hiểu được kinh nghiệm như là cái toàn thể, thì tính chọn lọc của ý thức giúp ta có khả năng tập trung vào một khía cạnh nào đó của cái toàn thể. Nhờ vậy, chúng ta có thể tập trung vào hình dáng của đối tượng, hay màu sắc, kích thước, công dụng... hay bất cứ đặc tính nào khác. Nhờ công năng đó, chúng ta có thể tập trung vào một phần cảm tính, ký ức, hay tư tưởng cá biệt.

Tính chọn lọc như thế của ý thức là thiết yếu cho những chức năng hoạt động hằng ngày của chúng ta. Rất nhiều cảm giác, tư tưởng, cảm xúc và ký ức có thể gây ảnh hưởng đến chúng ta vào một thời điểm nào đó, nhất là khi ta quá chú ý vào chúng, chúng có thể lấn áp, chi phối ta. Trong trường hợp đó, tính chọn lọc của ý thức giúp ta có khả năng điều chỉnh, chỉ lưu tâm những dữ kiện cần đến và loại bỏ những gì không cần.

May mắn thay, kỹ thuật hiện đại đã giúp các nhà nghiên cứu khoa học vượt qua nhiều trở ngại trong việc tìm hiểu về ý thức. Các trang thiết bị đo lường chuẩn xác khi được nối kết vào não bộ đã cung cấp những điện não đồ cho thấy được các hoạt động thần kinh trong não bộ. Điều này mang đến những hiểu biết mới cực kỳ quan trọng trong sự nghiên cứu một số hiện tượng thuộc sinh lý học xảy ra trong những trạng thái khác nhau của ý thức. Chẳng hạn, chúng ta đã biết được dữ kiện mô lưới, một phần của thùy sau não bộ, giữ vai trò duy trì ý thức. Khi phần não đó bị kích thích, con vật trở nên mẫn cảm quá mức. Khi những vùng như vậy bị thương, con người mất cảm giác trên mào lông (coma). Bởi vì bộ óc con người có hoạt động thần kinh phát triển cao độ ở võ não so với loài vật, và bởi vì con người cũng biểu lộ sự phát triển cao độ về ý thức, nên các nhà nghiên cứu tin rằng lớp vỏ não phải có liên hệ mật thiết với sự phát triển ý thức.

Tóm lại, ý thức hay sự hiểu biết có tính lưỡng phân như Kant đã quan niệm. Thật vậy, ý thức tác động là do tiền ngũ căn (ngũ giác quan) tiếp nhận các đối tượng, sự vật (trần cảnh) và tri giác (biết). Còn ý thức tác năng là sự hiểu biết có sẵn trong tàng thức, không do tác động của ngũ căn, mà chúng ta có thể dùng trực giác để hiểu biết. Như thế ý thức tác năng là một công năng tự phát.

Tóm lại, ý thức cũng chỉ là những hình ảnh, dấu vết của sự hiểu biết mà bộ não (trí óc) đã trải qua.


Cảm xúc Cảm xúc là một phần lớn trong cuộc sống thường nhật, đến nỗi thật khó có thể tưởng tượng được nếu đời sống không có nó. Cảm xúc làm cho phong thái của kinh nghiệm chúng ta hoạt động và đem đến cho đời sống một sinh khí. Nếu không có khả năng cảm nhận sự giận dữ, nỗi đau buồn, niềm vui và tình yêu, ta thật khó mà thừa nhận chính mình như là một con người.

Cảm xúc bao gồm sự thay đổi cảm tính –thường do sự kích thích từ hoàn cảnh bên ngoài mà chúng ta ít có khả năng kiểm soát. Cảm xúc có thể tác động đến tư cách của một người.

Cảm xúc có thể được định nghĩa như là một tiến trình phản ứng bao gồm sự thay đổi sinh lý, biểu lộ tư cách và trạng thái cảm tính. Cảm tính thường phát sinh trong sự đáp ứng với các mối liên hệ xã hội hay hoàn cảnh thử thách qua nhiều phương diện. Bản chất của phản ứng cảm xúc ảnh hưởng đến cách thức một người đánh giá và ứng phó với hoàn cảnh.

Tất cả các nhà tâm lý đều đồng ý rằng những cảm xúc mạnh mẽ có liên hệ với sự thay đổi trong hệ thống thần kinh phản xạ tự động. Người ta đã chứng minh điều này bằng cách quan sát sự thay đổi sinh lý của cơ thể đi kèm với những cảm xúc khác nhau, nhờ vào một phương tiện máy móc gọi là Đa mạch đồ (Polygraph).

Mặc dù hệ thống thống thần kinh phản xạ tự động gây nên sự thay đổi sinh lý tương ứng với các cảm xúc, hệ thống này vẫn được điều khiển bởi não bộ. Đặc biệt, vùng dưới đồi (hypothalamus) của não bộ và một vài phần trong hệ thống limpic (limpic system) có liên quan với một số phản ứng cảm xúc như nóng giận, gây hấn và sợ hãi (Pribram, 1981).

Stanley Schachter và Jerome Singer đã đưa ra lập luận rằng cảm xúc bao gồm hai thànhphần tương tác lẫn nhau: trạng thái đánh thức sinh lý và làm sáng tỏ tri thức về sự đánh thức ấy. Họ qui cho năng lực chúng ta hiểu được sự đánh thức gán cho những cảm giác tổng quát là những cảm xúc đặc biệt.

Vậy cảm xúc hay cảm thọ là ý thức được đánh thức qua sự thay đổi sinh lý vì phản ứng thần kinh não bộ đối với các kích thích hình ảnh của cảm giác, tư tưởng, hành động hay tình cảm bị va chạm.


Hành động Hành động là sự biểu hiện ra bên ngoài của những động cơ thúc đẩy hoạt động, được định nghĩa như là điều kiện xã hội, tâm lý hướng dẫn tư cách cá thể đến vài mục đích nào đó. Mặt khác, xu hướng (drive) là điều kiện sinh lý thực hiện chức năng hướng đích.

Theo Sigmund Freud thì động cơ hành động của con người chịu sự tác động theo hai khuynh hướng thúc đẩy (forces) từ trong vô thức (tiềm thức): Một là khuynh hướng thúc đẩy đến sự sinh tồn, sự sinh sôi nảy nở và sự tự bảo tồn; hai là khuynh hướng thúc đẩy đến sự tử vong và tự hủy diệt.

Bởi vì cách thức mà con người thỏa mãn xung lực (sức đẩy tới) có thể mâu thuẫn với các tiêu chuẩn đạo đức xã hội, nên những xung động này thường bị trấn áp, kìm nén và chỉ được thăng hoa trong một số hình thức của nhân cách.

Có những xu hướng căn bản về sinh lý như đói, khát, tình dục, và có những động lực được học hỏi như nhu cầu cho thành quả và sự hội nhập. Cũng có những động lực cảm thọ như vui, khổ, giận, sợ hãi...

Một cách tổng quát, hành động được thúc đẩy bởi tư cách hướng đến duy trì tình trạng sinh lý cân bằng (homeostasis) hay là môi trường bên trong bất biến (nội hằng định) và hướng đến kiến lập sự cân bằng cả hai, bên trong và bên ngoài.

Tóm lại, hành động là xuất phát từ động cơ, xu hướng hay bản năng thúc đẩy thiết lập mọi hoạt động về tư tưởng, tình cảm hay cử động. Tất cả những động cơ, xu hướng đó, dù là do năng lực bên trong hay sự kích thích từ bên ngoài, dù là do tâm lý, tác động xã hội, ở trạng thái có ý thức hay vô thức, đều phải xuyên qua cảm quan hoặc các phần của cơ thể và đã thanh lọc thành những tín hiệu được dẫn truyền đến thùy trước của lớp vỏ não cạnh chỗ nứt, có liên quan sơ khởi đến sự điều chỉnh cử động tự ý gọi là thần kinh tự động.

Như vậy, hành động chỉ là sự thể hiện do nhiều xu hướng hay động cơ thúc đẩy, biến thành những tín hiệu mà qua đó não bộ điều khiển các phản ứng trở thành những hoạt động. Do đó, bản thân hành động chỉ là những hình ảnh, dấu vết của các xu hướng, động cơ hay bản năng thúc đẩy sản sinh ra nó, nên tự nó không hề có thực thể.

*

R

õ ràng qua những gì vừa được trình bày trên đây, chúng ta đã thấy được tánh không của vạn vật, bởi không có bất kỳ yếu tố nào có thể tự nó sinh khởi và tồn tại một cách độc lập trong tổng thể, mà tất cả đều chỉ là một sự giả hợp trong những điều kiện không gian và thời gian nhất định.

Trong cuộc sống, có những người cầm đèn đi giữa ban ngày. Lại có kẻ bịt mắt đi trong ban đêm. Kỳ lạ ở chỗ là ai cũng rõ mà không ai muốn biết!

Nhiều người tự tử hai lần, cắt gân tay, uống thuốc rầy... Sau khi gặp tôi không còn than khóc nữa, không còn muốn chết nữa. Có những người vợ khổ đau khi nhìn chồng gặp nạn, tù tội, oan ức... Tôi bảo thế mới thích. Tự cổ chí kim, các bậc anh minh từ Văn Vương, Phục Hy không phải đều cũng thế sao? Ở tù cũng có cái sướng của người trong tù. Có người bảo vệ, có người lo cơm, có nhà ở... Như thế không sướng sao? Tôi bảo cô ấy, phải chi có ai tống cổ tôi vào tù, chắc là thích lắm. Không thích sao được, khi ở tù mà chẳng thấy mình ở tù? Có ai xuống Vũng Tàu, xin mời đến nhà tù Văn Ngọc ở hẽm 127 đường Phạm Hồng Thái, thưởng ngoạn những cái đẹp của tù. Cái đẹp sự thật của sự thật!

Phải chi ông Roh Moo-Hyun gặp tôi sớm hay đọc bài này trước thì chưa chắc đã quyết định có cái nhảy thật ngoạn mục xuống núi sâu kia. Con người tạo ra cuộc sống, rồi chính chúng ta là nạn nhân của cuộc sống này. Chúng ta đặt cho cuộc sống có những cái tên: chính trị, tiền bạc, quyền lực, danh dự… rồi chúng ta chết vì nó. Những giọt nước mắt của người dân Hàn Quốc dành cho tổng thống Roh chứa đựng tình người, chia sẻ, đồng cảm, yêu thương. Dù sự việc có như thế nào đi chăng nữa, thì đó vẫn là hình ảnh đẹp. Giọt nước mắt đẹp lắm người ơi!


Nội dung được tải về từ website Rộng mở tâm hồn: http://rongmotamhon.net Việc sử dụng nội dung này vào mục đích khai thác lợi nhuận dưới bất kỳ hình thức nào là vi phạm đạo đức và pháp luật. Chúng tôi khuyến khích việc phổ biến vì mục đích lợi tha. Xin vui lòng ghi rõ nguồn thông tin trích dẫn và không tùy tiện sửa chữa, thêm bớt vào nội dung hiện có. Hạnh phúc hiện tiền Phần 26: Nói lời thô lậu Huệ Phong Đôi lúc chúng ta cứ nghĩ rằng, những hành động, việc làm gây phương hại đến người khác mới là xấu, mới là ác. Có nhiều người trong tâm vọng tưởng rất nhiều tà kiến, sân hận, ganh ghét, nhưng vẫn kiềm chế được hành vi của mình vì ý thức được nhân quả, sợ nghiệp báo. Còn những lời nói thô lậu, những tin nhắn, những dòng chữ chẳng ai biết đến mình thì chẳng chết chóc ai, ảnh hưởng tới ai, nên họ có thể thốt ra, gõ ra, viết ra mà không hề kiểm soát. Vì thế mà trong lòng thường dấy lên nhiều sân hận, hơn thua, ganh tỵ...

Những người ấy không hề nghĩ đến hậu quả của những lời mình viết ra, nói ra là gì. Mặc dù họ cũng là những người ngoan đạo, cũng đi nhà thờ, đi chùa, làm công quả, công đức, nhưng một niệm của họ khi đứng trước Chúa, trước Phật luôn là cầu cho bản thân mình, gia đình mình.

Tất cả những điều đó đều sẽ trở thành vô nghĩa khi trong thâm tâm họ vẫn còn vọng động sân hận. Một niệm sân hận có thể đốt cháy cả rừng công đức. Nghiệp bắt đầu từ những vọng niệm, tà kiến khởi lên, chứ không đợi đến lúc ra hình ra dạng, thành lời nói, hành động.

Vì thế, đối với những vọng tưởng đã khởi, chúng ta phải làm cho nó dừng lại. Cái nào chưa khởi thì đừng cho nó có cơ hội khởi lên. Có như thế thì ta mới có thể an nhiên, tự tại giữa cuộc đời bôn ba này.


Nội dung được tải về từ website Rộng mở tâm hồn: http://rongmotamhon.net Việc sử dụng nội dung này vào mục đích khai thác lợi nhuận dưới bất kỳ hình thức nào là vi phạm đạo đức và pháp luật. Chúng tôi khuyến khích việc phổ biến vì mục đích lợi tha. Xin vui lòng ghi rõ nguồn thông tin trích dẫn và không tùy tiện sửa chữa, thêm bớt vào nội dung hiện có. Hạnh phúc hiện tiền Phần 27: Đi trước về sau Huệ Phong Bây giờ là 21 giờ ngày 28 tháng 5 năm 2009, tôi nói đây:

Sau 3 ngày đứng lớp đào tạo chuyên viên tư vấn công nghệ, chiều nay người đầy gió, bầm tím cả người, căng thẳng, mỏi mệt. Tôi chạy về nhà, leo lên phòng thiền, tập phương pháp điều phục cảm xúc, một phương pháp mà sáng nay tôi mới đào tạo, gọi là “phương thức làm việc của Titan”.

Có thể nói đây là những kỹ năng, những phương thức làm việc tiên tiến nhất của Titan. Chỉ 30 phút ngồi thiền cũng đủ lấy lại năng lượng dồi dào. Đẩy căng thẳng ra ngoài, ngồi vào bàn làm việc trong trạng thái thư thái, thân tâm nhẹ nhàng.

Trong một tuần qua xử lí quá nhiều công việc. May mắn có cô cộng sự mới vào, hỗ trợ setup bộ phận CE phối hợp làm việc như cặp tiền đạo ăn ý. Đã 7 năm nay, tôi làm việc một mình một bóng, không thư kí, không trợ lí. Đôi lúc nhìn lại khối lượng công việc và các dự án mình đã làm, cũng không hiểu nổi thời gian, công sức đâu mà làm được như vậy.

Nhìn đi nhìn lại thì toàn là những dự án cho cộng đồng nhiều hơn. Chia sẻ với mọi người nhiều hơn là vun vén cho gia đình cá nhân của mình.

Ngày đầu tiên bước xuống Vũng Tàu kinh doanh vào năm 2002, tuyên bố một cách hùng hồn trước các nhà đầu tư: “10 năm sau tôi sẽ là người giàu nhất Vũng Tàu.” Qua 7 năm, tổng kết lại gần hết chặng đường rồi. Câu tuyên bố trên nhảm nhí mà cũng không nhảm nhí. Không đúng mà lại thấy đúng. Cái nhận được ngoài tầm mong đợi và vượt xa lời tuyên bố trên về vật chất, nhưng về phẩm lượng thì chưa. Sự giàu có đích thực không nằm ở con số vật chất nắm bắt được. Điều đáng nói ở đây phải là một sự giàu có từ bên trong, sự phát hiện và khai thác một mỏ vàng từ bên trong. Sự thật thà, lòng trung thực, chia sẻ, yêu thương... là những phẩm tính tạo ra sự giàu có đích thực, sự giàu có bền vững, đem lại lợi lạc, hạnh phúc cho chính bản thân ta và cho cả cộng đồng. Những phẩm tính ấy cần phải được đào bới lên, đem ra mà trưng bày, mà sử dụng triệt để.

Gần đây tôi đọc các cuốn sách trên kệ của ông ngoại. Ông là một y tá quân y, về hưu làm công việc hớt tóc. Không có khách thì ông đọc sách kinh, có khách thì ông chia sẻ những gì đã đọc. Tiền hớt tóc được bao nhiêu, ông đi mua sách đọc tiếp. Cứ như thế mà ông đọc không biết bao nhiêu cuốn kinh sách.

Ông đọc cẩn trọng, tỉ mỉ, ghi chép và đánh dấu những chỗ hay. Ông quý sách, bao bọc từng cuốn một. Đọc lại từng trang sách mới thấy ông đọc kỹ quá. Các cuốn sách này tôi thấy từ lâu nhưng ít bao giờ sờ tới. Ngày trước tôi còn mải mê với sách của Nguyễn Hiến Lê, sách học làm người, sách về văn hóa, văn hóa phương Đông, hay sách về các nhà kinh tế, những tỷ phú...

Tôi hay dùng các tư tưởng của Khổng Giáo để luận chứng và biện luận với ai đó. Tôi còn nhớ, khi nhà văn Nhị Tường bày Phật Pháp ra thì tôi lôi Khổng Giáo vào. Tôi là nhà hùng biện từ thời đi học cấp 2, 3, cộng với lối tư duy logic của nhà toán học thì khó có cuộc tranh luận nào lôi tôi đi đâu được.

Tôi thấy khi tôi khởi lên thì nhà văn Nhị Tường im lặng không nói gì. Ông tôi cũng vậy. Bạn tôi cũng thế. Tôi thích lời khuyên của Khổng Tử “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân”, điều gì mình không thích thì đừng làm cho người khác. Cũng tu thân được, làm điều tốt được, trở thành người tốt được. Nhưng sai vẫn cứ sai, khổ vẫn cứ khổ. Làm người tốt riết rồi thấy vẫn chưa đủ.

Mẹ tôi là người tốt, ông tôi cũng là người hiền lành. Nhưng quán sát kỹ ở những người tốt như thế vẫn còn nhiều hạt sạn quá. Sân vẫn cứ sân, ôm vẫn cứ ôm. Có cái tủ lạnh dư ra không xài tới, tôi bảo bà tìm ai đó chưa có cho họ, để họ sử dụng. Vì ta để đó mãi cũng hư, lãng phí quá. Bán thì chẳng bao nhiêu tiền. Tốt nhất là cái gì không sử dụng tới thì cho đi. Thậm chí cái gì đang sử dụng cũng nên chia sẻ với người khác. Bà để trong kho mãi, chẳng biết đến bao giờ bà mới không còn giữ được!

Tôi không biết mình sinh giờ nào. Mẹ tôi chỉ nhớ năm sinh của chín đứa con là may lắm rồi. Chín đứa con mà hết năm đứa sinh cùng tháng, có vài người sinh cùng ngày. Cứ cầm giấy khai sinh, hộ khẩu rồi ông già điền đại vào cho đỡ nhức đầu. Có khi ghi trong lúc có hơi men cũng nên.

Đến cái tên của tôi cũng vậy. Mẹ từ quê gọi vào bảo cho gặp “Bé”. Cả công ty không biết ai là Bé. Chẳng biết Bé nào, lộn số rồi! Bà bảo, sao nhân viên lộn xộn thế, đến sếp của mình cũng không biết tên. Đố ai mà biết được!

Tôi phải vất vả chạy ngược chạy xuôi làm toàn bộ các thủ tục từ giấy khai sinh, bằng cấp, chứng minh... để có được cái tên cho nó danh chính ngôn thuận. Tự mày mò mà cải vận của mình, trải qua bao thăng trầm, thay đổi, lên voi rồi xuống chó, hết tối lại sáng. Cho đến khi chạm được thanh bảo kiếm rồi thì xẻ nước làm đôi mà đi. Thế mà khổ vẫn thấy khổ! Chẳng biết đâu mà lần. Cứ có rồi lại không. Cầm được rồi lại mất.

Tưởng rằng sáng tỏ được phép tắc của thiên địa, nghiên cứu đạo lý âm dương, rửa lòng nghiền ngẫm thời cơ thì có thể kêu mưa gọi gió, chỉ đông chỉ tây. Ấy thế mà khổ vẫn cứ khổ. Đọc Đạo Đức Kinh, hiểu rõ quy tắc của tự nhiên. Nhẹ nhàng, ung dung mà tránh chỗ bùn nhơ, vơ vét chỗ hoa mỹ. Thế mới biết cho dù thông minh đến cỡ nào, con người cũng không thoát khỏi tội lỗi.

Loay hoay mãi rồi cũng có đường ra. Gặp pháp duyên là cứu cánh, phúc sanh. Tiền kiếp có căn cơ tu tập, nên ngày đầu quỳ gối 2 giờ liền không đau. Nhập thiền là tới nơi tới chốn. Kinh thì không thuộc, pháp thì chẳng biết, chỉ biết ngồi im chẳng nói câu nào.

Thời gian ngắn ngủi, nhìn lại chẳng thấy đâu. Ông bà, bạn bè ở sát bên mà như xa ngàn dặm. Nghe sư bà kể câu chuyện của cặp vợ chồng giàu có và đứa con yêu quý. Sư bà khóc mà lòng mình nghĩ về ông bà, cha mẹ, cũng muốn khóc theo. Phàm đã được làm người là có phước. Còn được ngày nào ráng tu ngày đó, còn giờ nào tu giờ đó, phút nào tu phút đó. Bằng không thì có khi sau khi chết cha mẹ lại hóa kiếp làm con chó giữ nhà, làm người ăn mày vào nhà đứa con xin ăn, hay làm loài ngạ quỷ đói khát. Ôi biết làm sao, thương quá là thương!

Người đi trước dẫn dắt người đi sau. Người đi trước về trước, người đi sau về sau. Đó mới là phúc, là chân đạo. Còn đi trước về sau thì buồn lắm người ơi!

Xin chào, tôi đi đây!


Nội dung được tải về từ website Rộng mở tâm hồn: http://rongmotamhon.net Việc sử dụng nội dung này vào mục đích khai thác lợi nhuận dưới bất kỳ hình thức nào là vi phạm đạo đức và pháp luật. Chúng tôi khuyến khích việc phổ biến vì mục đích lợi tha. Xin vui lòng ghi rõ nguồn thông tin trích dẫn và không tùy tiện sửa chữa, thêm bớt vào nội dung hiện có. Hạnh phúc hiện tiền Phần 28: Hạnh phúc hiện tiền Huệ Phong Hạnh phúc được diễn đạt dưới dạng văn tự có khác nhau nhiều trong cách dùng ngôn ngữ và cụm từ. Hạnh phúc có thật, sao người ta mãi đi tìm? Dù nam hay nữ, trẻ hay già, vị trí nào trong xã hội, ai ai cũng mong muốn hạnh phúc, không thích khổ đau. Ai cũng xem đó là mục đích sống ý nghĩa nhất.

Rồi con người đưa nhiều dữ kiện và thành phần vào hạnh phúc. Như thế này, như thế kia... mới là hạnh phúc. Hạnh phúc nơi này, khác hạnh phúc nơi kia; hạnh phúc thời điểm này khác với hạnh phúc thời điểm trước... Con người dường như muốn vẽ bức tranh hạnh phúc theo kiểu riêng của mình. Có người thích tiền bạc, có người mê quyền lực, danh vọng... Có người muốn mặc đẹp, ăn ngon; có người chỉ cần một ổ bánh mì qua bữa... Có người muốn đôi giày sang trọng hàng hiệu, có người chỉ mong sao còn đôi chân lành lặn để mang giày... Tôi hỏi em bé bán vé số, con mong muốn điều gì? – Dạ con chỉ mong sao có một ngày nghỉ bán vé số thôi ạ, vì ngày nào mẹ con cũng bắt con đi bán vé số đem tiền về.

Thế rồi, hạnh phúc được diễn đạt theo nhiều cách khác nhau. Tiếng Việt nói hạnh phúc, tiếng anh nói happy... Con người dùng đủ thứ ngôn ngữ để biểu đạt, nhiều cung bậc khác nhau.

Ai đặt tên cho hạnh phúc? Khái niệm hạnh phúc có từ khi nào? Sống một kiếp người cũng chỉ vì hạnh phúc. Vậy mà ai lấy đi hạnh phúc của tôi? Quá khứ hay tương lai chăng? Con người luyến tiếc hay đau buồn những chuyện quá khứ. Con người phóng tâm về tương lai. Còn những gì đang xảy ra, những cái hiện tiền mầu nhiệm thì đánh mất! Họ đang lái xe mà tâm tư lo nghĩ nơi đâu, để gây tai nạn làm chết bao nhiêu người. Họ ăn cơm mà nhai luôn những dự án. Họ đi du lịch cùng vợ con và mang theo công việc lo lắng đi cùng...

Có người biết rằng để những lo âu bám theo mình là không tốt, nhưng mấy ai cắt đuôi được chúng? Họ không có phương tiện và năng lực để gạt tất cả đi như gạt cái cầu dao. Nếu quá khứ và tương lai, đau khổ và hạnh phúc đều được lập trình theo dạng như nguồn điện, thì chỉ cần làm cái cầu dao là xong. Ai ai cũng có thể chọn lựa gạt bên này hoặc bên kia, nắm giữ hay buông bỏ...

Tôi biết các phương tiện truyền thông và kể cả sách vở từ xưa đến nay đã nói về hạnh phúc với khá nhiều sai lệch. Có mấy người biết hạnh phúc thật sự là gì? Để đến ngày gần xuống lỗ rồi mới chợt nhận ra. Có những người tử tù chỉ nắm hiểu được hạnh phúc trước khi bị xử bắn.

Tôi muốn chia sẻ với quý vị một điều. Hạnh phúc không bao gồm, và mãi mãi không bao gồm; không có thêm và mãi mãi không có thêm bất kì thành phần nào khác. Không có tiền tài, càng không có quyền lực, không tri thức, không khờ dại...

Hạnh phúc là một trạng thái của tâm thức con người bình an, không lo nghĩ quá khứ, không hướng đến tương lai. Tâm tĩnh lặng, tâm tỉnh thức, thì hạnh phúc có mặt sống động. Con người chỉ có được hạnh phúc trong những lúc như thế. Hạnh phúc luôn ở đó, không chạy trốn, không cần thêm vào, không thể bớt đi... Chỉ có con người luôn đánh mất nó rồi lại đi tìm.

Đối với những người có công phu thiền định thì trạng thái này thật dễ hiểu, dễ dàng cảm nhận. Quan sát trong cuộc sống, có những khoảnh khắc tinh thần thư thái, thoải mái, tâm thức cũng đạt đến trạng thái như thế.

Chính vì thế, thực hành thiền là phương thức tốt nhất để con người thanh lọc thân tâm, buông bỏ những tạp niệm, những vọng niệm lăng xăng. Khi tâm an định thì hạnh phúc tự nhiên có mặt tràn đầy.

Nhiều người hỏi tôi rằng, sao làm kinh doanh mà viết sách được hay vậy? Thật ra, tôi không phải nhà văn, càng không biết viết sách. Tôi chỉ đơn giản ghi lại những quan sát đúng như thật. Quan sát với tâm bình an trước mọi cảm xúc thì mới thấy được tự tánh của mọi vật, mọi việc.

Ngày xưa tôi còn ngắm trăng, ngắm hoa. Trên khuôn mặt tôi không có chữ phiền não bám vào. Vì sao tôi làm được như vậy? Rất đơn giản, khi cần làm việc gì, tôi gạt cầu dao qua bên đó. Uống trà thì tôi biết uống trà, ăn cơm biết ăn cơm, đi ngủ biết đi ngủ, làm việc thì biết làm việc, chỉ thế thôi. Nợ ngân hàng thì biết nợ ngân hàng, ngày mai tới ngày đáo hạn thì biết đáo hạn. Chuyện chạy tiền đáo hạn chẳng liên quan gì đến việc chơi với con hay đọc cuốn sách... Có khi sự lo âu chỉ làm cho ta thêm rối bời, chẳng giúp được gì. Thay vì lo âu, hãy tập trung nghĩ cách giải quyết còn hơn.

Hãy để hạnh phúc trong ta, vì hạnh phúc là có thật. Đừng đánh mất nó trong giây phút hiện tại. Hạnh phúc hiện tiền chứ không phải hạnh phúc khi có tiền.


Nội dung được tải về từ website Rộng mở tâm hồn: http://rongmotamhon.net Việc sử dụng nội dung này vào mục đích khai thác lợi nhuận dưới bất kỳ hình thức nào là vi phạm đạo đức và pháp luật. Chúng tôi khuyến khích việc phổ biến vì mục đích lợi tha. Xin vui lòng ghi rõ nguồn thông tin trích dẫn và không tùy tiện sửa chữa, thêm bớt vào nội dung hiện có. Hạnh phúc hiện tiền Phần 29: Thư gửi con gái Huệ Phong Ti, Mi thương của Ba

Bây giờ đã là 12h20 phút ngày 1/6, Ngày Quốc tế Thiếu nhi mà hàng triệu trẻ em trên toàn thế giới này đều trông ngóng để được đi chơi, được tặng quà. Con gái của Ba chắc cũng ngóng trông như vậy.

Mỗi lần con gái gặp Ba là vui thích, nhìn trong ánh mắt của con, vui sướng khi bên Ba, vẫn còn thoang thoảng chiều sâu nhung nhớ. Đó là điều ray rứt mà ba cảm nhận được. Những vòng tay, nụ hôn của Ba cũng không làm con no đủ. Con cần có Ba bên cạnh. Con phải được như thế. Khi Ba rời xa con, từng tiếng gọi Ba vọng từ xa. Từng bước chân chạy theo như yếu dần làm lòng ba đau thắt lại. Viết những điều này ra, nó như cơn bão tràn về trong lòng. Ba không thể cầm lòng. Viết trong một cảm xúc thế này, Ba hiểu đó là tình thương, là nước mắt.

Âu đó cũng là nghiệp. Con gái của Ba đáng thương quá!

Con đã làm Ba thay đổi, thay đổi rất nhiều. Lần đầu tiên nhìn thấy con ra đời. Ba thấy cuộc sống đầy ý nghĩa. Trở thành một con người khác chỉ trong giây phút nhìn vào ánh mắt chào đời của con.

Đẹp lắm…

Khi con sinh ra. Tất cả như có ở trong con rồi. Tình yêu thương, sự trong sáng, điều tinh túy, ánh hào quang, trí tuệ, mọi sự thật… Con đã nhận được tất cả. Đó là đạo, là nguồn gốc, là điểm khởi đầu của mọi điểm. Rồi theo năm tháng, như là điều tất yếu của cuộc sống. Con phải dung nạp, tiếp nhận, không khí, nguồn sữa mẹ, ngôn ngữ, tiếng nói, hình ảnh… những thứ từ bên ngoài vào. Nó làm thay đổi tất cả. Mắt con dần dần đượm buồn, miệng con dần phải đánh răng, hơi thở con cũng khác... Những thứ con thải ra không còn thơm như những ngày đầu ở bệnh viện nữa. Ba hiểu điều đó là tất yếu, là quy luật. Nhưng con nên nhớ, đó là điều mất mát, là giảm sút chứ không phải thêm vào, tăng lên như mọi người xung quanh vỗ tay. Con có thể thêm trọng lượng, thêm chiều cao, nhưng sự thật thà và trong trắng thì giảm xuống. Con phải cẩn thận, những thứ mà có thể đi ngược trong khi con người mong muốn nó đi lên.

Con có thể đến trường học tập, gặp bạn bè, gặp thầy cô giáo. Con được dạy những mớ kiến thức. Họ sẽ nhét vào đầu con mọi thứ. Ngay cả cái cặp con cũng không thể xách được. Ba đã đi mua cái cặp vali có tay kéo 2 bánh xe cho con vào lớp 2. Con chữ có thể làm oằn đôi vai con. Nhưng nhớ đừng để nó bám vào trái tim, tâm hồn. Con phải có niềm tin vào thầy cô, vào bạn bè. Con phải học hỏi những điều tốt đẹp từ họ. Nhưng con nên nhớ rằng, tất cả họ cũng là con người. Là những người tri thức. Con phải tiêu hóa những mớ kiến thức kia và chuyển hóa chúng. Con phải tìm kiếm những kiến thức của sự thật. Phải tìm kiếm những thiện tri thức, thầy hiền, cô hiền mà học hỏi. Con phải được tiếp nhận những năng lượng sạch từ những con người này. Có như thế con mới thật sự lớn lên, mới sáng suốt. Nền giáo dục giúp con có một cái bằng, giúp con kiếm được tiền, nhưng sẽ thờ ơ với cuộc sống hạnh phúc. Con phải hiểu, học là để sống tốt, sống đẹp, chứ không phải học để kiếm tiền.

Mọi người có thể thi đua đứng đầu lớp, đạt điểm cao. Các bạn bỏ nhiều thời gian học thêm để vào các trường danh tiếng. Đừng vì thế con chạy theo họ. Con hãy là con đáng yêu của Ba. Con hãy khám phá những điều mới mẻ trong sách vở. Con có thể sáng tạo ra những điều có thể làm. Dù đó là nhỏ nhất, thì nó vẫn có giá trị rất nhiều. Con hãy dành thời gian yêu thương bản thân mình, yêu thương bạn bè, yêu thương mọi người xung quanh. Những điều tốt đẹp đó làm cuộc sống của con phong phú, như những bông hoa nở ngoài vườn. Con cũng là một bông hoa đẹp góp phần vào đó. Con chiêm ngưỡng đi, hãy là hoa dưới ánh nắng đẹp. Các loài ong có thể đến hút mật, nhưng đừng vì thế mà con khép lại hay rụng xuống cành. Con hãy cứ là hoa!

Từ ngày Ba không còn ở bên con, điều đó đã là nỗi ám ảnh, điều khủng khiếp nhất của cuộc đời Ba, khi phải sống xa những đứa con thân yêu của mình. Dù rất khó khăn, Ba đã vượt qua được. Tình yêu thương của con là điều kì diệu. Nó đã là chất liệu cho sức mạnh, ý chí và sáng tạo không ngừng. Công ty Titan ra đời từ đó. Chữ Ti đầu cũng là tên của con gái thân yêu. Tưởng rằng nỗi đau đớn cùng cực làm cho Ba chết đi. Ngược lại, nó là động lực cho những điều khó khăn nhất.

Ba rất vui khi nhìn thấy tự tánh của sự vật. Ba là con, con là Ba. Con có trong da thịt của Ba, có trong thân thể của Ba. Thì cớ gì ba buồn phiền nữa làm gì. Ba phải vui, ba lúc nào cũng thấy con bên cạnh. Thấy khuôn mặt con cười. Thấy đôi mắt trong sáng ngây thơ. Đó là phép lạ chuyển hóa đau khổ trong Ba. Phép lạ này con cũng phải tiếp nhận và giữ lấy. Tuy hai mà một, tuy một mà hai. Ba và con là hai thực thể không tách rời. Có thể hai hình tướng khác nhau. Ở hai nơi khác nhau. Trong hai gia đình khác nhau. Nhưng khởi tâm yêu thương về nhau thì tất cả là một.

Ngày quốc tế thiếu nhi 1/6, con phải vui như bao trẻ em trên toàn thế giới này. Con có bạn bè khắp nơi. Có Ba luôn bên cạnh. Con phải vui và vui nhiều con nhé.


Nội dung được tải về từ website Rộng mở tâm hồn: http://rongmotamhon.net Việc sử dụng nội dung này vào mục đích khai thác lợi nhuận dưới bất kỳ hình thức nào là vi phạm đạo đức và pháp luật. Chúng tôi khuyến khích việc phổ biến vì mục đích lợi tha. Xin vui lòng ghi rõ nguồn thông tin trích dẫn và không tùy tiện sửa chữa, thêm bớt vào nội dung hiện có. Hạnh phúc hiện tiền Phần 30: Điều ba có thể làm Huệ Phong Ti thương của ba!

Sáng nay nghe điện thoại của con sao mà thương quá. Cảm xúc ngập kín trong lòng. Khó có thể giấu được những cảm xúc chân thật như thế, khi nó len lỏi vào khắp cơ thể, khắp tâm hồn.

Dù ba biết rằng điều ấy cũng là mộng huyễn, giả tạo. Thay vì làm cho nó lắng xuống, để nó đi qua. Ba lại muốn ôm ấp, giữ lại trong thân tâm của mình. Ba thấy dễ thương, thấy dễ chịu khi cảm nhận được con thật sự có mặt trong da thịt của ba vào lúc này.

Ba nhìn thấy nụ cười của con. Cảm nhận được giọng nói thơ ngây. Thấy sự giản dị, chân thật. Tất cả như hòa quyện, ôm ấp. Vòng tay của ba xiết chặt tình yêu thương.

Điều ba nghĩ nhiều nhất trong lúc này không phải là tương lai các con. Mà là phải làm thế nào để đem đến hạnh phúc cho con và cho mọi người trên trái đất này. Những thứ ba đã tìm thấy trên con đường mình đã qua và đang đi tới, không gì hơn là sự tu tập và giải phóng mọi thứ để tìm sự tự do cho chính mình. Khi mình đã có sự tự do, sự giải thoát thì hạnh phúc tìm đến, an vui kéo về.

Con phải hiểu và biết những điều này khi lớn lên. Khi con có khả năng giải trừ các sầu khổ trong thân tâm thì con mới có khả năng và năng lượng giúp người khác hạnh phúc. Trái với những lo toan suy nghĩ về đời sống trước kia mà ba đã xem như là mục tiêu, là thành công khi trở thành một doanh nhân xuất sắc, trở thành một tỷ phú và để lại cho các con nhiều tiền của, hoặc danh tiếng hay tri thức. Tất cả những điều ấy bây giờ đã thay đổi. Không phải vì ba sợ nó hay không muốn gánh vác trách nhiệm của mình, mà chính là vì ba nhìn thấy những giới hạn hạn hẹp của nó.

Con phải hiểu biết sâu sắc về tình yêu thương, trách nhiệm không chỉ dừng lại ở gia đình hay dòng tộc của mình. Đó là cách sống ích kỷ, cách sống ngắn ngủi. Con phải có trách nhiệm với hành tinh con đang sống và thậm chí các hành tinh khác. Con phải biết yêu thương cỏ cây, hoa lá, các loài động vật... Vì tất cả chúng đều góp phần vào cuộc sống của chính con và của mọi người trên hành tinh này. Tình yêu thương của con không dừng lại ở em con, mà nó phải được chia sẻ cho những đứa trẻ khác. Đó là sự sáng suốt của cách sống đúng đắn và đích thực.

Ba sẽ yêu thương con, sống trách nhiệm với gia đình của mình. Và với những em bé khác, người khác cũng thế. Chẳng có gì khác biệt, chẳng có gì phải suy nghĩ và tính toán. Ba không còn vướng bận hay lo lắng về những thứ trong tương lai mà các con sẽ sở hữu. Ba cũng không muốn các con phải sở hữu cái gì. Dù đó là tri thức, tiền bạc hay danh dự. Tất cả sự sở hữu là kẻ đánh cắp sự tự do và hạnh phúc của con. Hạnh phúc không đến từ những thứ ấy. Hạnh phúc chỉ đến từ bên trong chính con. Con phải hiểu và ghi tâm khắc cốt về những điều này.

Điều ba có thể làm ngay bây giờ là sự tu tập cá nhân của mình một cách miên mật và tinh tấn hằng ngày. Phát tâm chia sẻ và giúp đỡ mọi người xung quanh có ý nghĩa hơn rất nhiều những dự án bạc tỷ. Đó mới là nỗ lực và cố gắng xứng đáng của ba dành cho con và cho cuộc sống, bây giờ và mai sau.


Nội dung được tải về từ website Rộng mở tâm hồn: http://rongmotamhon.net Việc sử dụng nội dung này vào mục đích khai thác lợi nhuận dưới bất kỳ hình thức nào là vi phạm đạo đức và pháp luật. Chúng tôi khuyến khích việc phổ biến vì mục đích lợi tha. Xin vui lòng ghi rõ nguồn thông tin trích dẫn và không tùy tiện sửa chữa, thêm bớt vào nội dung hiện có. Hạnh phúc hiện tiền Phần 31: Giờ này Thầy ở đâu Huệ Phong Giờ này,
Thầy ở đâu?
Người đến đây,
Cảnh đầy hiu quạnh.
Tiếng chim hót trên cành,
Quả đào ngon rơi rụng.
Trúc vẫn xanh, hoa vẫn nở.

Người đã đi,
Còn ngài ở lại.
Ánh hào quang soi sáng dẫn đường.
Vách tường đổ nát rêu phong,
Đời tuôn vội vã buồn mang chi người?
Tâm không thì cảnh có không,
Sao Thầy đi để lại người chốn đây?

Cỏ rêu xanh phủ lấp đầy,
Vô tâm đối cảnh mặc dòng thời gian.

Hôm nay là ngày 15 tháng Giáp dần, năm Kỷ Sửu, cũng là ngày mọi nơi đón lễ Phật Đản. Con cùng với những người bạn vào cốc của Thầy.

Tất cả đã đổ nát, con người đã đập vỡ tất cả, lục lọi, vơ vét những gì có thể sử dụng được. Có lẽ họ cần tiền. Chỉ còn 3 tượng Phật và hai tượng Bồ Tát. Mặc cho cảnh vật điêu tàn, bụi trần gian phủ kín cốc, ánh hào quang vẫn toả, vẫn sáng, tràn đầy năng lượng từ bi, chiếu toả.

Con giữ chánh niệm, đôi bàn tay cầm khăn lau từng hạt bụi trên ngài mà trĩu nặng yêu thương. Ôi bao cảm xúc trở về, con thương quá, yêu Bụt quá, yêu Bồ Tát quá!

Những hình ảnh ngày xưa tràn về, con biết tất cả cũng chỉ là vọng. Nhưng hôm nay con không buông nó mà ôm trong người. Con nhớ ngày con lần đầu tiên đến đây như một nhân duyên tiền định. Có người dẫn lối đưa đường, vượt qua nhiều con dốc quanh co, lên tận đỉnh núi Lớn, rồi đi xuôi về tây. Con đường khúc khuỷu, ngoằn ngoèo, nhiều đá chênh vênh, dưới chân là bùn lầy.

Cốc thầy là một lô cốt của ngụy, nằm núp trong những tàn cây um tùm, xanh tốt. Khung cảnh ở đây yên tĩnh, thanh bình, chỉ có chim hót, thông reo, từng chú khỉ chuyền cành nhảy nhót...

Cuối tuần con lên đây, nằm đọc sách, còn Thầy xào bún chay ăn. Từng cuốn sách kinh Dịch, Chu dịch, Nhân tướng học… con nằm trên võng nhai từng trang, từng trang rồi cũng hết.

Con không hiểu Phật Pháp, mà con cũng chẳng quan tâm. Có lúc thầy nói vài câu, nói vài điều hay. Con tiếp nhận nhưng vẫn chưa tiêu hóa hết được...

Thế là con xuống núi xa thầy để làm cuộc cách mạng cho Titan. Con đã thay đổi toàn bộ hệ thống thương hiệu và mọi thứ. Cuộc sống biến động khôn lường. Năm 2007 con quay lại đây thì Thầy đã đi xa rồi. Con phát nguyện thỉnh những tượng Phật về nhà thờ cúng, nhưng mọi người nói không được. Đến năm 2008 thì Bụt đã về nhà con, qua một hình thái khác.

Việc dời một bức tượng từ A đến B, hay thỉnh một bức tượng từ nơi này đến nơi khác, đó chỉ là sự dịch chuyển của hình thức. Thật ra, ngay khi tâm phát khởi thì tượng đã dịch chuyển rồi.

Khi dâng hoa quả và lễ Bụt xong, chúng con ngồi xuống, mặt hướng về khuôn mặt của Bụt. Ngồi thiền quán thân trong thân, thọ trong thọ để tiếp nhận năng lượng của Đức Thế Tôn, của các vị Bồ Tát. Những năng lượng này sẽ theo chúng con tiếp nối những ước nguyện của Thầy. Thầy đã đi, không còn bóng không còn hình. Nhưng Thầy vẫn còn đó, vẫn ở đây.

Mọi người lễ Phật xong, chào Thầy con đi!


Nội dung được tải về từ website Rộng mở tâm hồn: http://rongmotamhon.net Việc sử dụng nội dung này vào mục đích khai thác lợi nhuận dưới bất kỳ hình thức nào là vi phạm đạo đức và pháp luật. Chúng tôi khuyến khích việc phổ biến vì mục đích lợi tha. Xin vui lòng ghi rõ nguồn thông tin trích dẫn và không tùy tiện sửa chữa, thêm bớt vào nội dung hiện có. Hạnh phúc hiện tiền Phần 32: Thủ phạm của cuộc khủng hoảng toàn cầu Huệ Phong Hôm qua, có một đoàn người lạ đến từ hành tinh khác. Họ tuyên bố đã tìm được thủ phạm của cuộc khủng hoảng toàn cầu.

Tin này được loan đi nhanh hơn ánh sáng qua các phương tiện truyền thông. Mọi người ai cũng nôn nóng muốn biết vì tò mò, nên điều này đã lập tức trở thành sự kiện nóng nhất mà các tờ báo đều muốn có.

Các nhà lãnh đạo các nước đang hồi họp, các tập đoàn sắp phá sản đang lấy lại được chút niềm vui hy vọng. Các hãng điện thoại bội thu bởi các tin nhắn, cuội gọi liên quốc gia từ Nhà Trắng đến điện Élysée... Các nhà in chạy liên tục để in kịp đưa tin nóng vào buổi chiều, buổi sáng...

Đúng là một sự kiện hy hữu nhất tự cổ chí kim. Lần đầu tiên Trái đất phải nhờ đến sự trợ giúp từ một hành tinh khác, trong cơn khốn cùng do cuộc khủng hoảng tài chính gây ra đang lan tỏa khắp hang cùng ngõ hẻm.

Đúng là một thảm họa còn hơn cả chiến tranh hay dịch bệnh. Nhiều nhà tỷ phủ nhảy lầu, người khác lao vào đầu tàu xe lửa, có người cầm dao giết cả cha, mẹ, vợ, con cái, rồi tự đâm vào tim mình. Kẻ thì dùng súng bắn hàng loạt phát đạn vào những người thân rồi tự kết liễu đời mình bằng một viên đạn vào đầu. Những cô công nhân trẻ với đồng lương ba cọc ba đồng, mất việc không còn đủ tiền mua gạo nuôi con, chỉ đủ tiền mua thuốc rầy về cho con ăn, rồi mình cùng ăn. Khốn nạn thay, đứa con ra đi còn mình thì sùi bọt mép ở lại cấp cứu tại bệnh viện... Một người vợ ngã quỵ khi về đến nhà thấy khối thịt của người chồng treo lơ lững trên trần nhà, phía dưới là một đống cổ phiếu vò nhăn nhúm, vung vãi khắp sàn nhà.

Bức tranh toàn cầu mang hình ảnh hoang mang, hãi hùng. Không ít người phải tự đặt câu hỏi: Tại sao? Ở đâu? Giờ nào? Ai cũng muốn được nhìn thấy khuôn mặt thật của tên tội phạm gây ra cuộc khủng hoảng. Một loại tội phạm rất đặc biệt mà quốc gia nào cũng muốn tìm và khắc phục, chứ không nghe nói tìm rồi giết nó. Một cuộc chiến thật kỳ lạ! Có rất nhiều người chết nhưng không thấy thủ phạm!

Thế nên, được tin tìm ra tên tội phạm này rồi, khắp nơi reo hò. Nhưng rồi cũng hoang mang lo lắng, không biết có giết được thủ phạm hay không. Theo báo cáo từ những người ngoài hành tinh, thủ phạm này không ai khác, mà chính là một con người đàn ông rất nhỏ, tướng tròn thấp bé, chứ không như tướng ngũ đoản của các đại gia nhà giàu.

Người đàn ông này sống ở một nơi ẩm ướt, kín đáo, mà chi phối hết tất cả mọi hoạt động trên Trái đất. Từ chính trị, tài chính, khoa học, kể cả tôn giáo. Ông ta có thể gọi mưa gọi bão, chỉ đông chỉ tây; muốn chiến tranh chỗ này hay tàn phá chỗ khác; muốn thay đổi vị trí tổng thống này hay tổng thống khác... Quả là một con người đặc biệt, có quá nhiều quyền lực, có khả năng dẹp bỏ phố Wall, có khả năng xóa bỏ cả nền tiền tệ...

Từ thời sơ khai khi con người bắt đầu tạo ra hệ thống tài chính thế giới, hay các định chế chính trị của mỗi quốc gia, thì người đàn ông này đã len lỏi chui vào trong điều khiển cả hệ điều hành rồi. Như một con virus vậy, ông ta có khả năng điều khiển tất cả các hệ điều hành. Chính vì có thể nắm quyền kiểm soát hoàn toàn, nên ông ta có thể cho chứng khoán lên hay xuống, hay bất động sản xuống rồi lại lên... Tất nhiên, không phải ông ta làm vậy chỉ để mua vui, để thỏa cơn khát vọng, mà đều là có lý do và mục đích.

Nhưng tại sao ông ta có thể sống lâu đến thế. Hàng trăm năm nay, có ai biết đến ông ta không? Sao không nghe báo chí hay các phương tiện truyền thông đưa một thông tin nào, dù là nhỏ nhất? Xin thưa, không phải chỉ một người có thể làm được tất cả những việc này. Tất nhiên, họ có đồng minh, nhưng rất ít. Cuộc sống của họ khép kín và bảo mật, được bao bọc bởi chính những thể chế quyền lực do con người tạo ra chứ không phải là gì khác. Họ lấy vợ cũng phải chọn lựa, kết mối làm ăn cũng phải chọn lựa, sao cho tạo thành một chuỗi virus tương tự... Nền kinh tế mà loài người tạo ra chẳng qua chỉ là một con rối do chính họ nắm quyền điều khiển phía sau. Nhiều con rối diễn xuất cùng lúc, nhịp nhàng tạo thành một màn kịch hay. Màn kịch đó là chiến tranh, hay khủng hoảng tài chính... điều đó còn tùy.

Bởi vậy, khi Thomas Friedman nói: “Thế giới phẳng”, thì người đàn ông này đang ôm vợ con cười ngạo nghễ. Khi đọc một tờ báo thấy cảnh chết chóc của chiến tranh hay vụ tự tử của Steven L. Good, Tổng giám đốc công ty bán đấu giá bất động sản lớn nhất nước Mỹ, tự kết liễu đời mình ngày 5-1-2009, trên chiếc xe hơi Jaguar bằng một viên đạn vào đầu, thì nhóm người này cụng ly với nụ cười lạnh lùng.

Chúng ta đọc báo thấy tạp chí Forbes đưa tin 10 người giàu nhất thế giới năm 2009. Nếu bạn tin đó là sự thật thì bạn cũng là nạn nhân bị lừa như các tờ báo rồi. Thật ra, 62 tỷ của Warren Buffet, 58 tỷ của Bill Gate... chẳng thể so được với khối tài sản kết sù của người đàn ông này.

Nhưng điều nguy hiểm không nằm ở khối tài sản khổng lồ 500 tỷ USD hay cả 1000 tỷ USD họ đang sở hữu, mà chính là sự bám rễ sâu vào thể chế tiền tệ thế giới. Đó mới là điều đáng lo ngại. Để điều khiển một hệ thống nước lưu thông, làm ngừng chảy, tăng hay giảm lưu lượng, người ta tạo các van. Trong nền kinh tế cũng vậy, để điều chỉnh dòng tiền tệ họ cũng tạo thành các van, như Cục dự trữ Liên bang Mỹ cho đến ngân hàng Trung Ương. Tuy nhiên, các công cụ này không phải lúc nào cũng làm đúng chức năng của nó. Khi có một bàn tay khác tác động vào hay chiếm quyền điều khiển, thì cả nền kinh tế có thể sụp đổ hay nhảy múa theo.

Tiền tệ là máu của nền kinh tế, một khi nó ngưng lại, hay bị tắc nghẽn, cũng đủ cho một cơ thể kinh tế xảy ra bao bệnh tật và triệu chứng. Chính Lincoln, tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ, đã cảnh báo: “Tôi có hai kẻ thù chính: quân đội miền nam trước mặt tôi và cơ cấu tiền tệ sau lưng tôi. Trong hai thế lực này, sự uy hiếp của kẻ đứng sau lưng mới là lớn nhất. Tôi nhìn thấy một nguy cơ trong tương lai đang đến gần chúng ta, khiến chúng ta lo sợ cho sự an nguy của đất nước. Sức mạnh của đồng tiền sẽ tiếp tục thống trị và làm tổn thương đến người dân, và đến khi những đồng tiền cuối cùng tích tụ lại trong tay một số người thì đất nước của chúng ta sẽ bị phá hủy. Hiện giờ tôi lo lắng cho tương lai đất nước hơn bất cứ lúc nào, thậm chí còn hơn cả trong tình huống chiến tranh.”

Người nhận rõ mọi nguy hại hơn ai hết chính là tác giả bản tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ, Tổng thống Thomas Jefferson: “Nếu cuối cùng người dân Mỹ để cho các ngân hàng tư nhân khống chế được sự phát hành tiền tệ của quốc gia, thì những ngân hàng này, trước hết sẽ thông qua việc tăng lạm phát tiền tệ, sau đó thông qua việc thắt chặt tiền tệ để tước đoạt tài sản của người dân. Cho đến một ngày, khi con cái của họ thức giấc, thì họ đã mất đi nhà cửa vườn tược của mình và miền đất mà cha ông họ đã từng khẩn hoang khai phá.”

Sau 218 năm, chúng ta thấy câu nói này chính xác đến rùng người. Hiện nay, hơn 98% lượng lưu thông tiền tệ tại Mỹ là do các ngân hàng tư nhân phát hành. Người dân Mỹ dẫn đầu thế giới về mắc nợ ngân hàng, lên đến trên 45.000 tỷ USD. Và hôm nay điều gì đến đã đến, sau một đêm thức dậy họ đã mất đi nhà cửa, tài sản, giống như cha ông họ đã gặp phải vào năm 1929.

Hôm nay, Trái đất phải cần sự trợ giúp của một nhóm chuyên gia từ hành tinh khác đến tóm cổ thủ phạm của cuộc khủng hoảng. Nhưng tên tội phạm tỏ ra chẳng hề sợ hãi hay một phản ứng nào. Ông ta bước xuống từ một chiếc xe siêu đắc tiền, một bộ đồ sang trọng, đôi giày bóng lộn mà chưa một phóng viên nào từng thấy bao giờ. Những thứ này không phải của những người giàu nhất thế giới xài. Chúng còn hơn thế nữa, không có cái thứ hai!

Sau đó, những người ngoài hành tinh đưa thủ phạm vào phòng nghiên cứu trên một đĩa bay để tìm ra những tố chất khác người nào giúp ông ta làm được những điều phi thường. Những máy móc hiện đại và kì quặc được đưa ra chiếu thẳng vào người đàn ông mập mạp. Những tia sáng đỏ xuyên qua cơ thể như những tia laser. Trong vài phút họ đã lục lọi khắp mọi ngõ ngách trong từng tế bào và lục phủ ngũ tạng của ông ta và phát hiện điều kì lạ. Thủ phạm chính không phải là người đàn ông trắng mập nằm phơi bụng kia, mà chính là một thứ được con người gọi là “tâm”, vì đây mới là nơi quyết định mọi hành vi của con người. Người đàn ông này cũng là nạn nhân của tâm, vì không thể điều khiển được nó. Lẽ ra phải hướng tâm về cộng đồng, hướng về nhân loại, thì ông ta lại hướng nó về tư lợi cá nhân, tư lợi của một nhóm người.

Khi ý niệm về lợi ích chiếm hữu cá nhân nổi lên, những người này đã không diệt được, không ngừng lại được, mà còn nuôi dưỡng và phát triển dần lớn hơn. Hậu quả là đã gây ra mọi cuộc khủng hoảng và cướp đi biết bao mạng người. Những người gây tội ác này vẫn sống song song với thế giới còn lại, từ thế hệ này qua thế hệ khác bao đời nay. Họ không phải là kẻ thù, nhưng là hiểm họa của mọi quốc gia.

Khi quyền lực và tiền bạc đi quá xa trong sự chi phối đời sống thì con người có khuynh hướng nắm chặt và bám víu nó. Trừ phi có sự thay đổi ngay từ trong tâm, thay đổi từ khuynh hướng tư lợi cá nhân thành khuynh hướng chia sẻ cộng đồng, bằng không thì thế giới này không thể có hòa bình, ấm no, hạnh phúc.

Đoàn chuyên gia ngoài hành tinh sắp xếp thu dọn các thiết bị và đẩy người đàn ông ra khỏi đĩa bay. Tất cả bước vào, cửa đóng lại. Một hơi thở dài ngán ngẩm, sao loài người lại đối xử với nhau như thế!




Nội dung được tải về từ website Rộng mở tâm hồn: http://rongmotamhon.net Việc sử dụng nội dung này vào mục đích khai thác lợi nhuận dưới bất kỳ hình thức nào là vi phạm đạo đức và pháp luật. Chúng tôi khuyến khích việc phổ biến vì mục đích lợi tha. Xin vui lòng ghi rõ nguồn thông tin trích dẫn và không tùy tiện sửa chữa, thêm bớt vào nội dung hiện có.