Rộng mở tâm hồn và phát triển trí tuệ || Open Heart, Clear Mind (Ni sư Thubten Chodron - Hoàng Nguyên và Nguyễn Minh Tiến dịch)
Phần V: Con đường hướng đến giác ngộ - 1. Tứ Thánh Đế Part V: The path to enlightenment - 1. The Four Noble Truths
Giáo pháp của những bậc Giác ngộ Teachings of the realized beings
Thông điệp của của Đức Phật là thông điệp an vui, hạnh phúc. Ngài đã tìm ra kho báu và muốn chúng ta đi theo con đường dẫn đến kho báu đó. Ngài dạy rằng, nhân loại hiện đang sống trong vô minh tăm tối, nhưng có một con đường dẫn ra ánh sáng. Ngài muốn chúng ta vươn lên từ đời sống ảo mộng để đạt đến một đời sống cao quý hơn, ở đó con người chỉ thương yêu mà không thù hận, chỉ giúp đỡ mà không hãm hại nhau. Lời kêu gọi của ngài mang tính phổ quát, vì ngài kêu gọi lý trí và phần phổ quát nhất trong tất cả chúng ta: “Chính mỗi người phải tự nỗ lực hành trì. Chư Phật quá khứ chỉ vạch ra con đường.” Ngài đã đạt đến sự hài hòa siêu việt giữa tri kiến và trí tuệ bằng cách đặt chân lý tâm linh trước thử thách của sự chứng nghiệm mang tính quyết định; và chỉ có sự chứng nghiệm mới thỏa mãn được tâm trí của con người hiện đại. Ngài muốn chúng ta hãy quan sát và thức tỉnh, ngài muốn chúng ta hãy tìm kiếm và phát hiện.
Juan Mascano - Viện sĩ và nhà giáo dục Tây Ban Nha, Giảng viên Đại học Cambridge
The message of the Buddha is a message of joy. He found a treasure and he wants us to follow the path that leads us to the treasure. He tells man that he is in deep darkness, but he also tells him that there is a path that leads to light. He wants us to arise from a life of dreams into a higher life where man laves and does not hate, where man helps and does not hurt. His appeal is universal, because he appeals to reason and to the universal in us all: “It is you who must make the effort. The Great of the past only show the way.” He achieved a superior harmony of vision and wisdom by placing spiritual truth to the crucial test of experience; and only experience can satisfy the mind of modern man. He wants us to watch and be awake, and he wants us to seek and to find.
- Juan Mascano, Spanish academic and educator, lecturer at Cambridge University
Đức Phật thuyết giảng bài pháp đầu tiên mô tả sự chứng ngộ của ngài về bốn sự thật của hiện hữu, được biết đến như là Tứ thánh đế. Bốn sự thật đó là: The first teaching given by the Buddha described his realization in terms of four facts about existence, known as the Four Noble Truths. These four truths are:
1. Chúng ta đang chịu đựng những cảm thọ không mong muốn (sự thật về khổ đau). Những cảm thọ khổ đau này cần phải được nhận biết. (1) We undergo undesirable experiences (the truth of suffering). These unsatisfactory experiences are to be identified.
2. Những cảm thọ khổ đau đó đều có nguyên nhân: đó là vô minh và các tâm hành phiền não (sự thật về nguyên nhân của khổ đau). Những nguyên nhân này cần phải được dứt trừ. (2) These experiences have causes: ignorance and disturbing attitudes (the truth of the cause). These causes are to be abandoned.
3. Có một trạng thái an tịnh, trong đó mọi cảm thọ khổ đau và những nguyên nhân của chúng đều bị dứt sạch (sự thật về sự dứt trừ khổ đau). Sự diệt tận mọi phiền não cần phải được thực hiện. (3) There exists a peaceful situation in which all these undesirable experiences and their causes have been eliminated (the truth of cessation). The cessation of each disturbing attitude is to be actualized.
4. Có một con đường đưa ta đến trạng thái an tịnh (sự thật về con đường tu tập). Con đường tu tập cần phải được hành trì. (4) There’s a path which will lead us to this state of peace (the truth of the path). The path is to be practiced.
Nhận diện các trạng thái khổ đau Identifying undesirable conditions
Việc chuyển dịch sự thật đầu tiên là “sự thật về khổ đau” có thể dẫn đến hiểu lầm, vì thuật ngữ “khổ đau” hàm nghĩa có sự đau đớn. Vì thế, khi nghe đức Phật nói rằng cuộc đời là khổ đau, ta tự hỏi không biết ngài muốn nói đến điều gì, vì hầu hết chúng ta không phải lúc nào cũng chịu đựng những nỗi đớn đau, khổ sở cùng cực. Thật ra, thuật ngữ dukha trong tiếng Pali hoặc Sanskrit có nghĩa là những gì không hoàn toàn đúng đắn, thích hợp. Có gì đó bất ổn; có những hoàn cảnh không thỏa mãn trong đời sống của chúng ta. Translating the first fact as “the truth of suffering” can be misleading, for the term “suffering” connotes great pain. Thus when we hear that the Buddha said life was suffering, we wonder what he was talking about, for most of us don’t experience extreme misery most of the time. Actually, the Pail and Sanskrit term dukha connotes that things aren’t completely right in our lives. Something is amiss; there are unsatisfactory conditions in our existence.
Hầu hết chúng ta hẳn sẽ đồng ý với điều này. Từ kinh nghiệm của chính bản thân mình chúng ta biết được rằng, mỗi khi trò chuyện với người khác, dù đó là người giàu sang hay nghèo khó, là ông chủ hay người làm thuê, chỉ sau khoảng hơn năm phút thôi, điều không tránh khỏi là họ sẽ bắt đầu kể lể với ta về những bất ổn trong cuộc sống của họ. Mỗi người đều có một khó khăn nào đó, một điều gì đó không được suôn sẻ trong cuộc sống của họ. Most of us would agree with this. We know from our own experience that when we talk to people, be they rich or poor, leaders or followers, for more than five minutes, they’ll inevitably start to tell us about problems in their lives. Everybody has some difficulty, something that isn’t going well in his or her life.
Chúng ta trải qua nhiều tình trạng bất như ý như thế: ta không đạt được điều mình muốn, hoặc phải nhận lấy điều mình không muốn. Trong khi ta phải nỗ lực hết mình để đạt được những gì ta muốn, thì những điều ta không mong muốn lại cứ dễ dàng tìm đến, không đợi ta phải đòi hỏi hay bỏ công sức ra. Cho dù ta có được những gì mình muốn, thì chúng cũng không tồn tại mãi mãi. Những vật sở hữu của ta đều sẽ hư hỏng hoặc lỗi thời. Chúng ta không thể luôn sống bên cạnh những người mình thương yêu. Cuối cùng rồi thì mọi quan hệ thân thiết cũng đều chấm dứt bởi sự chia ly hay cái chết. We experience unsatisfactory situations: we don’t get what we want, or we get what we don’t want. While we have to work hard to obtain what we like, what we don’t like comes effortlessly, without our having to ask or work for it! Even when we get things we desire, they don’t last forever. Our possessions break or go out of style. We can’t always be with the people we love. Eventually our most cherished relationships end, either through separation or death.
Bên cạnh những nỗi khổ đó, còn có những nỗi khổ căn bản của sinh, lão, bệnh và tử. Thân thể ta vốn là đối tượng của bệnh tật: không có ai là người chưa từng mắc bệnh. Cũng vậy, chúng ta sẽ trở nên già yếu mà không có lựa chọn nào khác. Từ khi sinh ra là ta đã bắt đầu già đi. Không có cách nào để cho thời gian dừng lại. Không một phương thức rèn luyện hay can thiệp phẫu thuật nào có thể ngăn chặn được tiến trình lão hóa tự nhiên. Điều duy nhất ta có thể dự báo chắc chắn xảy đến cho ta là cái chết, vì không ai tránh được cái chết cả. Besides these problems, there is the basic situation of being born, getting sick, growing old and dying. The very nature of our bodies is that they become sick: who can we point to who has never been sick? Also, without choice, we grow old. From the time we’re born we are aging. There’s no way to stop time, nor can face-lifts or body building prevent the natural process of growing old. The only thing we can say will definitely happen to us in our life is that we will die, for no one can avoid death.
Trong những nỗi khổ kể trên, chẳng có điều nào là đặc biệt lý thú cả, phải không? Bằng những phương thức giả tạo, ta cố làm cho cuộc sống của mình trở nên tuyệt vời và thú vị: Chúng ta dựng lên các khu mua sắm, công viên giải trí Disneyland, thi hoa hậu thế giới, hội họp tiệc tùng, đoàn tụ gia đình v.v... Thế nhưng, khi thành thật với chính mình, ta phải thừa nhận rằng tình trạng của mình chẳng bao giờ được suôn sẻ trọn vẹn. Chúng ta luôn cảm thấy có gì đó thiếu thốn, và ta luôn tìm kiếm để có được nhiều hơn, tốt hơn. None of these situations is particularly appealing, is it? We try to make our lives fantastic and exciting in superficial ways: we create shopping malls, Disneyland, the Miss Universe contest, company banquets, family reunions and so on. Nevertheless, when we’re honest with ourselves, we have to admit our situation isn’t one hundred percent okay. We continually feel something is missing, and we search for more and better.
Đức Phật mô tả những bất ổn và khó khăn không phải để làm cho ta buồn nản. Những điều đó luôn tồn tại, cho dù ta có nghĩ đến chúng hay không. Tuy nhiên, bằng vào việc nhận ra tính chất khổ đau của đời sống, ta mới có thể nỗ lực để thay đổi. Đức Phật thuyết dạy về khổ đau là để thúc đẩy chúng ta hãy làm thay đổi sự bất toại nguyện của mình. Đức Phật dạy rằng tình trạng hiện tại của chúng ta là giống như một người đang bệnh nặng. Việc giả vờ như không có bệnh sẽ không thể làm cho căn bệnh mất đi. Trước hết, người bệnh phải thừa nhận mình có bệnh và tìm đến bác sĩ để được chỉ dẫn. Sau đó, người ấy phải được điều trị bằng thuốc men. Điều này cũng đúng khi vận dụng vào đời sống. Dù ban đầu chúng ta có thể không muốn nghĩ đến những tình trạng khổ đau của mình, nhưng chính sự suy ngẫm về nỗi khổ sẽ thôi thúc ta tìm kiếm giải pháp. Hơn nữa, ta có thể cảm thấy thanh thản nhờ thái độ chân thật với chính mình. Khi biết rằng mình có thể làm cho mọi thứ tốt đẹp hơn, ta sẽ được khích lệ và tăng thêm sức mạnh. The Buddha didn’t describe these problems and difficulties in order to make us depressed. They exist whether or not we think about them. However, by recognizing the unsatisfactory nature of our experience, we can then work to change it. The Buddha discussed suffering to motivate us to change our unsatisfactory experiences. The Buddha likened our present condition to that of a person suffering from a severe illness. Pretending there’s no illness doesn’t make the disease go away. That person must first admit she’s sick and seek a doctor’s advice. Then she can be cured by taking medicine. The same is true in life. Although initially we may not want to think about our unsatisfactory situation, doing so propels us to seek solutions. In addition, we may feel relieved by being honest with ourselves. Seeing that we can make things better, we become encouraged and invigorated.
Dứt trừ nguyên nhân Causes to be abandoned
Để thay đổi thực trạng, ta cần phải dứt trừ những nguyên nhân của nó: các tâm hành phiền não như tham, sân và si. Khi những tâm hành này sinh khởi, chúng làm cho ta khổ đau và hành động theo cách gây khổ đau cho người khác. Những hành vi này lại tạo thành nguyên nhân khiến cho chính bản thân ta phải nhận lãnh khổ đau trong hiện tại và mai sau. To change the situation, we must eliminate its causes: disturbing attitudes such as ignorance, anger and attachment. When these arise in our minds, we’re unhappy, and we act in ways that make others unhappy. These actions create the causes for ourselves to experience unpleasant situations now and in the future.
Các tâm hành phiền não có thể bị dứt trừ, vì chúng dựa trên nền tảng của vô minh. Nếu ta tu tập theo con đường giới định tuệ, ta sẽ có khả năng dứt trừ tận gốc các tâm hành phiền não và những kết quả khổ đau của chúng. Khi đó, ta sẽ an trú trong trạng thái an bình và hỷ lạc. Con đường tu tập này đã được chứng thực bởi các bậc hiền thánh, là những vị đã tự mình tu tập và thực chứng được kết quả giải thoát an lạc. Disturbing attitudes can be eliminated, for they rest on the foundation of ignorance. If we follow the path of ethical conduct, concentration and wisdom, we’ll be able to eliminate the disturbing attitudes and their unpleasant results once and for all. Having done so, we’ll be free to abide in a state of peace and bliss. This path has been seen as true by the noble ones who have actualized it in their own mindstreams, and the resulting blissful freedom is their own experience.
Chấm dứt khổ đau là an lạc The cessation of problems is peace
Trạng thái an lạc, khi mọi tâm hành phiền não cùng với nghiệp và khổ đau do chúng tạo ra đều đã chấm dứt, được gọi là giải thoát, hay Niết-bàn. Người nào đạt đến trạng thái này được gọi là một vị A-la-hán. Nếu tiến xa hơn nữa, tịnh hóa được mọi chướng ngại vi tế và phát triển hoàn thiện mọi công hạnh, chúng ta sẽ đạt đến sự chứng ngộ, trạng thái của một vị Phật. The state of peace, in which the disturbing attitudes, actions and the problems they generate cease, is called liberation or nirvana. The person who has attained this is called an arhat. If we go even further and purify all subtle obscurations and develop all our qualities, then we’ll attain enlightenment, the state of a Buddha.
Một số người hỏi rằng: “Chẳng phải Niết-bàn như thế là buồn chán lắm sao? Chẳng phải chúng ta cần phải có khổ đau mới biết được hạnh phúc là gì đó sao?” Câu trả lời là không. Buồn chán là do sự vận hành của si mê và tham ái, và vì những tâm hành phiền não này đã bị dứt trừ khi chúng ta đạt được sự giải thoát, nên ta sẽ không còn nảy sinh trạng thái buồn chán nữa. Thêm nữa, ta đã nếm trải khổ đau rồi, không cần thiết phải tiếp tục khổ đau mới nhận biết được hạnh phúc Some people ask, “Isn’t nirvana boring? Don’t we need suffering to know what happiness is?” The answer is no. Boredom is a function of ignorance and attachment, and since these have been eliminated when we attain liberation, we no longer get bored. Also, we have experienced suffering already; we don’t need to continue to have it in order to recognize happiness.
Trong trạng thái Niết-bàn, tâm thức chúng ta an định và sáng suốt. Những vị chứng đạt Niết-bàn không trở thành khác lạ và thụ động. Ngược lại, các ngài có một nguồn nội lực tâm linh rất lớn và lan tỏa quanh mình một cảm giác của tự do và hỷ lạc. In the state of nirvana, our minds are peaceful, concentrated and wise. People who have attained nirvana aren’t spaced-out and inactive. Rather, they possess great inner resources and radiate a sense of freedom and bliss.
Con đường đưa đến an lạc The path to peace
Làm thế nào ta có thể đạt đến sự giải thoát và giác ngộ? Bằng cách tu tập theo con đường Chánh Pháp dẫn đến những mục tiêu đó. Có nhiều cách giảng giải về con đường Chánh Pháp. Một trong số đó là diễn giảng theo Bát Thánh Đạo - bao gồm sự tu tập chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định. Bát Thánh Đạo sẽ không được trình bày chi tiết trong sách này, vì như thế sẽ làm cho số trang sách trở nên quá lớn. Ở cuối sách này sẽ có bảng liệt kê giới thiệu một số trong những cuốn sách rất hay về Bát Thánh Đạo. How can we attain liberation and enlightenment? By following the path leading to those goals. There are many ways to explain this path. One is in terms of the noble eightfold path the practice of correct action, speech, livelihood, mindfulness, concentration, effort, view, and thought. To avoid making this book too long, the noble eightfold path isn’t explained in detail. There are many excellent books on this subject, some of which are listed at the end of this book.
Tứ thánh đế The Four Noble Truths
1. Chân lý về khổ đau
2. Chân lý về nguyên nhân của khổ đau: những tâm hành phiền não và các hành vi tạo nghiệp
3. Chân lý về sự dứt trừ khổ đau và nguyên nhân của khổ đau
4. Chân lý về con đường đưa đến sự an lạc
1. The truth of undesirable experiences
2. The truth of the causes of these experiences: disturbing attitudes and karmic actions
3. The truth of cessation of undesirable experiences and their causes
4. The truth of the path to peace
Có một cách khác để mô tả về con đường Chánh Pháp, đề cập đến ba sự chứng ngộ căn bản: 1. Phát tâm xả ly (quyết tâm vượt thoát luân hồi), 2. Phát tâm Bồ-đề (quyết tâm đạt đến giác ngộ vì lợi ích của tất cả chúng sinh), 3. Trí tuệ nhận biết được [đúng thật về] thực tại. Another way to describe the path is by speaking of three principal realizations: the determination to be free, the altruistic intention to attain enlightenment for the benefit of all beings, and the wisdom realizing reality.
Ba điều này được gọi là chứng ngộ, vì khi ta suy nghiệm thuần thục thì những hiểu biết sâu sắc này sẽ trở thành một phần trong chính bản thân ta và chuyển hóa cách nhìn của ta về thế giới. Chúng ta sẽ bàn về ba sự chứng ngộ căn bản này trong những chương tiếp theo. These three are called realizations because as we familiarize ourselves with them, these deep understandings become part of us and transform our outlook on the world. We’ll discuss these three principal realizations in the next few chapters.
Hai cách giảng giải con đường đưa đến sự an lạc Two ways to explain the path to peace
Giảng giải theo Bát Thánh Đạo According to the noble eightfold path:
CHÂN LÝ VỀ CON ĐƯỜNG ĐƯA ĐẾN SỰ AN LẠC: Truth of the path to peace:
* Giới: * Ethics:
+ 1. Chánh nghiệp,
+ 2. Chánh ngữ
+ 3. Chánh mạng
+ 1. correct action
+ 2. correct speech
+ 3. correct livelihood
* Định: * Concentration:
+ 4. Chánh niệm
+ 5. Chánh định
+ 6. Chánh tinh tấn
+ 4. correct mindfulness
+ 5. correct concentration
+ 6. correct effort
* Tuệ: * Wisdom:
+ 7. Chánh kiến
+ 8. Chánh tư duy
+ 7. correct view
+ 8. correct thought
Giảng giải theo ba chứng ngộ căn bản According to the three principal realizations:
CHÂN LÝ VỀ CON ĐƯỜNG ĐƯA ĐẾN SỰ AN LẠC Truth of the path to peace:
# 1. Phát tâm xả ly (khát khao được chết bình an và tái sinh tốt đẹp; khát khao đạt được sự giải thoát)
# 2. Phát tâm Bồ-đề (cầu quả Phật vì tâm nguyện vị tha)
# 3. Trí tuệ nhận biết tánh Không
#1. the determination to be free (aspiration to have a peaceful death and a good rebirth; aspiration to attain liberation)
#2. the altruistic intention
#3. wisdom realizing emptiness
CHÚ THÍCH Note
Dấu * : thuộc về Tam vô lậu học
Dấu + : thuộc về Bát Thánh Đạo
Dấu # : thuộc về Ba chứng ngộ căn bản
* = the three higher trainings
+ = the noble eightfold path
# = the three principal realizations


Nội dung phần Phần V: Con đường hướng đến giác ngộ - 1. Tứ Thánh Đế (song ngữ Anh-Việt) trong sách Rộng mở tâm hồn và phát triển trí tuệđược tải về từ website Rộng mở tâm hồn: http://rongmotamhon.net
Việc sử dụng nội dung này vào mục đích khai thác lợi nhuận dưới bất kỳ hình thức nào là vi phạm đạo đức và pháp luật.
Chúng tôi khuyến khích việc phổ biến vì mục đích lợi tha. Xin vui lòng ghi rõ nguồn thông tin trích dẫn và không tùy tiện sửa chữa, thêm bớt vào nội dung hiện có.