Tổng quan về các pháp môn trong Phật giáo Tây Tạng || A Survey of the Paths of Tibetan Buddhism (Đạt lai Lạt ma)
Lần Chuyển Pháp Luân thứ ba The Third Turning of the Wheel of Dharma
Lần Chuyển pháp luân thứ ba gồm nhiều kinh điển khác nhau, quan trọng nhất là kinh Như Lai Tạng, vốn thực sự là nguồn gốc sản sinh tuyển tập các bài tụng ca của ngài Long Thụ cũng như luận giải Tương tục Tối thượng (Sublime Continuum) của luận sư Di-lặc. Vì tánh Không đã được giảng giải đến mức độ trọn vẹn và cao siêu, thâm diệu nhất trong lần chuyển pháp luân thứ hai, nên trong kinh này đức Phật đi sâu hơn vào những chủ đề mà Ngài đã đề cập trong lần chuyển pháp luân trước, nhưng không từ quan điểm khách quan về tánh Không. Điểm đặc thù của lần chuyển pháp luân thứ ba là đức Phật đã chỉ dạy một số phương thức để nâng cao trí tuệ nhận biết tánh Không từ quan điểm của tâm thức chủ quan. The third turning of the wheel contains many different sutras, the most important of which is the Tathagata Essence sutra, which is actually the source for Nagarjuna's collection of praises and also Maitreya's treatise the Sublime Continuum. In this sutra, the Buddha further explores topics he had touched on in the second turning of the wheel, but not from the objective viewpoint of emptiness, because emptiness was explained to its fullest, highest and most profound degree in the second turning. What is unique about the third turning is that Buddha taught certain ways of heightening the wisdom which realizes emptiness from the point of view of subjective mind.
Sự giảng giải về quan niệm tánh Không trong lần chuyển pháp luân thứ hai - qua đó đức Phật dạy rằng không có sự tồn tại dựa vào tự tính sẵn có - là thâm sâu quá mức nhận hiểu của nhiều người tu tập. Đối với một số người, việc nói rằng các pháp không tồn tại dựa vào tự tính có vẻ như ngụ ý rằng chúng hoàn toàn không tồn tại. Vì sự lợi lạc cho những người như thế, nên trong lần chuyển pháp luân thứ ba đức Phật nói về phẩm tính các đối tượng của tánh Không với nhiều cách diễn giải khác nhau. The Buddha's explanation of the view of emptiness in the second turning of the wheel, in which he taught about the lack of inherent existence, was too profound for many practitioners to comprehend. For some, to say phenomena lack inherent existence seems to imply that they do not exist at all. So, for the benefit of these practitioners, in the third turning of the wheel the Buddha qualified the object of emptiness with different interpretations.
Chẳng hạn, trong kinh Giải thâm mật đức Phật đã chỉ ra nhiều loại tánh Không khác nhau bằng cách phân chia tất cả các pháp thành 3 nhóm: nhóm các pháp bị quy gán, nhóm các pháp phụ thuộc và nhóm các pháp đã xác lập hoàn toàn, vốn chỉ đến [các loại] tánh Không [khác nhau] của các pháp. Ngài nói về tánh Không đa dạng của những pháp khác nhau này, những biểu hiện đa dạng của sự không tồn tại dựa vào tự tính và những ý nghĩa đa dạng của chúng. Vì thế, hai trường phái chính của tư tưởng Đại thừa là Trung Quán tông (Mādhyamika) và Duy Thức tông [Cittamātra] đã hình thành ở Ấn Độ dựa trên nền tảng những giảng giải khác nhau này. For example, in the Sutra Unravelling the Thought of the Buddha he differentiated various types of emptiness by categorizing all phenomena into three classes: imputed phenomena, dependent phenomena and thoroughly established phenomena, which refers to their empty nature. He spoke of the various emptinesses of these different phenomena, the various ways of lacking inherent existence, and the various meanings of the lack of inherent existence of these different phenomena. So, the two major schools of thought of the great vehicle, the Middle Way (Madhyamika) and the Mind Only (Chittamatra) schools arose in India on the basis of these differences of presentation.
Tiếp đến là Mật thừa (Tantra) mà tôi tin là có mối liên hệ nào đó với lần chuyển pháp luân thứ ba. Từ ngữ “tantra” mang nghĩa là “tiếp nối, tương tục”. Bản văn Mật điển Du-già là Trang nghiêm Kim cang tinh yếu giảng giải rằng, “tantra” nghĩa là sự tương tục, chỉ cho sự tương tục của thức hay tâm thức. Chính trên căn bản của tâm thức này mà trong phạm vi thế tục chúng ta thực hiện các hành vi bất thiện, và kết quả là ta phải trôi lăn trong vòng sinh tử luân hồi. Trên con đường tu tập tâm linh, cũng chính trên căn bản của dòng tâm thức tương tục này mà chúng ta mới có khả năng thực hiện những sự hoàn thiện tinh thần, trải nghiệm những chứng ngộ bậc cao trên đường tu tập... Và cũng chính trên căn bản dòng tâm thức tương tục này mà chúng ta mới có khả năng đạt đến trạng thái nhất thiết trí rốt ráo. Như vậy, dòng tâm thức tương tục này luôn luôn hiện hữu, và đó chính là ý nghĩa của “tantra” hay dòng tương tục. Next is the tantric vehicle, which I think has some connection with the third turning of the wheel. The word 'tantra' means 'continuity'. The Yoga Tantra text called the Ornament of the Vajra Essence Tantra explains that tantra is a continuity referring to the continuity of consciousness or mind. It is on the basis of this mind that on the ordinary level we commit negative actions, as a result of which we go through the vicious cycle of life and death. On the spiritual path, it is also on the basis of this continuity of consciousness that we are able to make mental improvements, experience high realizations of the path and so forth. And it is also on the basis of this continuity of consciousness that we are able to achieve the ultimate state of omniscience. So, this continuity of consciousness is always present, which is the meaning of tantra or continuity.
Tôi cảm thấy có một mối liên kết giữa kinh điển và các tantra trong lần chuyển pháp luân thứ hai và thứ ba, vì trong lần thứ hai đức Phật có thuyết giảng một số kinh điển nhất định với những tầng bậc nghĩa lý khác nhau. Ý nghĩa hiển bày của kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa là tánh Không, trong khi hàm nghĩa của kinh là những giai đoạn tu tập sẽ đạt được, như là kết quả của sự chứng ngộ tánh Không. Trong lần chuyển pháp luân thứ ba, [đức Phật] cũng quan tâm đến những pháp môn khác nhau để nâng cao trí tuệ chứng ngộ tánh Không. Vì thế, tôi nghĩ rằng ở đây có một mối liên kết giữa kinh điển và các tantra. I feel there is a bridge between the sutras and tantras in the second and third turnings of the wheel, because in the second, the Buddha taught certain sutras which have different levels of meaning. The explicit meaning of the Perfection of Wisdom Sutra is emptiness, whereas the implicit meaning is the stages of the path which are to be achieved as a result of realizing emptiness. The third turning was concerned with different ways of heightening the wisdom which realizes emptiness. So I think there is a link here between sutras and tantras.


Nội dung phần Lần Chuyển Pháp Luân thứ ba (song ngữ Anh-Việt) trong sách Tổng quan về các pháp môn trong Phật giáo Tây Tạngđược tải về từ website Rộng mở tâm hồn: http://rongmotamhon.net
Việc sử dụng nội dung này vào mục đích khai thác lợi nhuận dưới bất kỳ hình thức nào là vi phạm đạo đức và pháp luật.
Chúng tôi khuyến khích việc phổ biến vì mục đích lợi tha. Xin vui lòng ghi rõ nguồn thông tin trích dẫn và không tùy tiện sửa chữa, thêm bớt vào nội dung hiện có.