Trang chủ ♦ Chỉ mục từ điển ♦ Chỉ mục phụ lục ngoại ngữ ♦ Chỉ mục theo vần
vāc (s); ngôn ngữ 言 語; ngôn thuyết 言 説; ngữ ngôn 語 言.
vaccagotta (s, p); một trong 41 vị Tỉ-khâu được nhắc đến trong Tăng-nhất bộ kinh (p: aṅguttara-nikāya, Bộ kinh), một đệ tử của Phật Thích-ca. Vaccagotta là người giỏi tu thiền định và đạt nhiều thần thông (Lục thông). Ngồi ra cũng có một vị đạo sĩ khổ hạnh cùng tên, được nhắc đến trong Tương ưng bộ kinh (p: saṃyutta-nikāya) đến hỏi đức Phật, Đại Ngã là có hay không có. Phật từ chối trả lời câu hỏi này và chỉ ngồi im.
vāda (s); luận 論; ngôn luận 言 論.
vāda-vidhāna (s); Luận thức 論 式.
vaibhāṣika (s); nguyên nghĩa "Người theo Đại Tì-bà-sa luận (s: mahāvibhāṣā)"; một bộ phái xuất phát từ Nhất thiết hữu bộ (sarvāstivāda), cũng có thể gọi là dạng sau cùng của Hữu bộ, lấy A-tì-đạt-ma Đại tì-bà-sa luận và Tì-bà-sa luận (vibhāṣā) làm căn bản. Hai tác phẩm nêu trên là luận giải quan trọng về A-tì-đạt-ma của Nhất thiết hữu bộ.
vaidalyaprakaraṇa (s); Quảng phá luận 廣 破 論, một tác phẩm được xem là của Long Thụ (nāgārjuna), bản dịch Hán và Tạng ngữ vẫn còn.
vaidalya-sūtra (s); Quảng phá kinh 廣 破 經, một tác phẩm được xem là của Long Thụ (nāgārjuna), bản dịch Hán và Tạng ngữ vẫn còn.
vaiḍūrya (s); phệ-lưu-li 吠 琉 璃, tì-lưu-li 毘 琉 璃, lưu li 瑠 璃.
vaipulya (s); đại phương quảng 大 方 廣; phương đẳng 方 等.
vaipulya (s); tì-phật lược 毘 佛 略.
vaipulya-sūtra (s); Phương đẳng kinh.
vairocana (e); Lô-xá-na Phật 盧 舎 那 佛; Tì-lô-xá-na Phật 毘 盧 舎 那 佛; Đại Nhật Phật 大 日 佛.
vaiśālī (s) (p: vesāli); Phệ-xá-li 吠 舍 離; Vệ-xá-li; Tì-da 毘 耶; Tì-xá-li 毘 舍 離.
vaiśaradya (s); tự tín, vô úy 無 畏 của một vị Phật Bốn tự tín.
vaiśeṣika (s); Phệ-sử-ca 吠 史 迦; Tì-thế 毘 世.
vaiśeṣika (s); Thắng luận tông 勝 論 宗; Thắng luận 勝 論; thắng tiến 勝 進.
vaiśeṣika (s); Thực mễ trai tông 食 米 齋 宗; Vệ-thế sư 衛 世 師.
vaiśeṣika-daśapadārtha śāstra (s); Thập cú nghĩa luận 十 句 義 論.
vaiśeṣika-śāstra (s); Thắng luận 勝 論.
vaiśravana (s) (p: vessavana); Đa văn thiên 多 聞 天.
vaiśya (s); Cư sĩ 居 士; tì-xá 毘 舍.
vajjiputtaka (s); Bạt-kì tộc 跋 耆 族.
vajra (s); Kim cương 金 剛, Kim cương chử 金 剛 杵; phọc-nhật-la 縛 日 羅.
vajrabodhi (s); Bồ-đề Kim Cương 菩 提 金 剛; Kim Cương Trí 金 剛 智; Mật tông.
vajraccedikā-prajñāpāramitā-sūtra (s); Kim cương bát-nhã ba-la-mật-đa kinh 金 剛 般 若 波 羅 蜜 多 經.
vajradhara (s); Kim Cương Trì 金 剛 持, một tên gọi khác của Bồ Tát Phổ Hiền.
vajradhātu-maṇḍala (s); Kim cương giới Man-đa-la.
vajragarbharatnarāja-tantra (s); Tối thượng Đại thừa kim cương đại giáo bảo vương kinh 最 上 大 乘 金 剛 大 教 寶 王 經.
vajramaṇḍa-dhāraṇī (s); Kim cương thượng vị đà-la-ni kinh 金 剛 上 味 陀 羅 尼 經.
vajrapāṇi (s); Kim Cương Thủ 金 剛 手, người cầm Kim cương chử trong tay.
vajrapaṇi bodhisattvās exorcist of the bhūtas: great king of tantras (e); Kim cương thủ Bồ Tát hàng phục nhất thiết bộ-đa đại giáo vương kinh 金 剛 手 菩 薩 降 伏 一 切 部 多 大 教 王 經.
vajrapradama-mudrā (s); Kim cương hiệp chưởng ấn 金 剛 合 掌 印, Ấn.
vajra-samādhi (s); kim cương tam-muội 金 剛 三 昧.
vajrasamādhi-sūtra (s); Kim cương tam-muội kinh 金 剛 三 昧 經.
vajrasattva (s); Kim cương Tát-đóa 金 剛 薩 埵.
vajraśekhara-sūtra (s); Kim cương đỉnh kinh 金 剛 頂 經.
vajraśekkharasarvatathāgata-tattvasaṃgraha-mahāyāna-pratyutpannābhisaṃbuddha-mahātantrarāja-sūtra (s); Kim cương đỉnh nhất thiết Như Lai chân thật nhiếp Đại thừa hiện chứng đại giáo vương kinh 金 剛 頂 一 切 如 來 眞 實 攝 大 乘 現 證 大 教 王 經, thường được gọi tắt là Kim cương đỉnh kinh 金 剛 頂 經, một bộ kinh rất quan trọng trong Mật tông Trung Quốc, Bất Không Kim Cương dịch.
vajraśekkhara-sūtra (s); Kim cương đỉnh kinh nghĩa quyết 金 剛 頂 經 義 決, Bất Không Kim Cương dịch.
vajraśekkhara-yoga-sūtra (s); Kim cương đỉnh Du-già kinh thập bát hội chỉ qui 金 剛 頂 瑜 伽 經 十 八 會 指 歸, Bất Không Kim Cương dịch.
vajra-upama-samādhi (s); kim cương dụ định 金 剛 喩 定.
Trang chủ ♦ Chỉ mục từ điển ♦ Chỉ mục phụ lục ngoại ngữ ♦ Chỉ mục theo vần