Trang chủ ♦ Chỉ mục từ điển ♦ Chỉ mục phụ lục ngoại ngữ ♦ Chỉ mục theo vần
an seikō (j); An Thế Cao 安 世 高.
ān shìgāo (c); An Thế Cao 安 世 高.
anabhilāpya (s); bất khả thuyết 不 可 説.
anābhoga (s); vô công dụng 無 功 用, không cần sự cố gắng, không cần dụng công mà vẫn đạt; khai phát 開 發.
anabhraka (s); Vô vân thiên 無 雲 天, cõi thiền đầu tiên và thấp nhất của Tứ thiền định, Ba thế giới.
ānabodhi (s); A-na Bồ-đề 阿 那 菩 提, Tổ thứ 12 của Thiền tông Ấn Độ, tức là Mã Minh.
anāgāmi (s, p); dịch âm là A-na-hàm 阿 那 含, dịch nghĩa là Bất hoàn 不 還, không trở lại; chỉ Thánh quả Bất hoàn.
anāgāmin (s, p); dịch âm là A-na-hàm 阿 那 含, dịch nghĩa là Bất hoàn, không trở lại; chỉ người đắc Thánh quả Bất hoàn 不 還, bất lai 不 來.
anāgāmi-phala (s); bất hoàn quả 不 還 果.
anāgārika (s); nghĩa là Vô gia cư, người không nhà, xem Khất sĩ.
anahana (j); A-na-ha-na.
anāhata-cakra (s); Trung khu.
anakṣara-karaṇḍaka-vairocanagarbha-nāma-mahāyānasūtra (s); Đại thừa biến chiếu quang minh tạng vô tự pháp môn kinh 大 乘 遍 照 光 明 藏 無 字 法 門 經.
analysis of the middle and the extremes (e); Trung biên phân biệt luận 中 邊 分 別 論.
analytical emptiness (e); chiết không 析 空.
ānanda (s, p); dịch nghĩa là Khánh Hỉ 慶 喜 (an vui, hoan hỉ), dịch âm là A-nan-đà 阿 難 陀.
anan-funbetsu-kyō (j); A-nan phân biệt kinh 阿 難 分 別 經.
anaṅgapa, mahāsiddha (s); A-nan-ga-pa (81).
ananta (s); vô biên 無 邊, vô lượng 無 量.
ananta-jñāna (s); vô lượng trí 無 量 智.
anantamukha-dhāraṇī (s); Xuất sinh vô biên môn đà-la-ni kinh 出 生 無 邊 門 陀 羅 尼 經.
Trang chủ ♦ Chỉ mục từ điển ♦ Chỉ mục phụ lục ngoại ngữ ♦ Chỉ mục theo vần