S: cauraṅgipa; »Người con ghẻ bị chặt đoạn«;
Một trong 84 vị Tất-đạt Ấn Ðộ, sống trong thế kỉ thứ 10.
Ông là một vị hoàng tử. Khi mẹ mất đi, vua cha lấy một bà khác, nàng này đem lòng yêu mến ông. Bị ông từ chối, hoàng hậu bày mưu và sau đó ông bị vua cha sai người chặt tay chân vứt vào rừng. Sau đó ông được Mi-na-pa (s: mīnapa) hướng dẫn vào một Nghi quĩ (s: sādhana) 12 năm với một cách điều khiển hơi thở đặc biệt (s: kumbhaka) và trong thời gian này, ông được Gô-rắc-sa (s: gorakṣa) săn sóc. Sau mười hai năm tu tập, ông đạt Tất-địa (s: siddhi), tay chân mọc lại như cũ. Tương truyền rằng gốc cây ngày xưa ông ngồi ngày nay vẫn còn.
Người ta cho rằng phép tu của ông là quán tưởng Pháp thân, sau đó mọi tư duy tưởng tượng đều hiện thành vật chất. Bài thánh ca (s: dohā) của ông như sau:
Từ tận thuở vô thủy,
gốc rễ của vô minh,
đã được tưới bằng nước,
của thói quen hàng ngày,
đã thành lá thành cành.
Nghe, ngẫm nghĩ, thực hành!
Hãy đốn cây đó đi,
bằng chiếc rìu lời dạy,
của Ðạo sư đích thật.