HomeIndex

Hộ Thần

護 神 ; S: sādhita, iṣṭadevatā; T: yidam; E: deity; cũng có thể gọi là Thiên thần (天 神);

Thần hộ vệ người tu tập trong hệ thống Tan-tra, Vô thượng du-già; là linh ảnh biểu hiện của một Nghi quĩ (s: sādhana). Những Hộ Thần này được tạo bằng sức mạnh quán tưởng của một người tu luyện Nghi quĩ (s: sādhaka, tantrika) và chỉ có người này mới thấy được »sự sống« của linh ảnh này. Hộ Thần là hình ảnh tưởng tượng, là những »thần hỗ trợ như ý« đi theo hộ vệ người đã tạo ra họ (s: sādhaka). Khi một người tu tập tạo ra một Hộ Thần, người ta có thể hiểu rằng, người ấy muốn Hộ Thần này truyền lại tất cả những năng lượng tiềm tàng trong nghi quĩ đang được tu luyện.

Những Hộ Thần thường được nhắc đến mang tên của những Tan-tra quan trọng nhất, đó là Bí mật tập (s: guhyasamāja), Cha-kra sam-va-ra (»Người chặn đứng bánh xe«, bánh xe đây là Vòng sinh tử), Hô kim cương (s: hevajra; còn được gọi là Hê-ru-ka; t: heruka) và Thời luân (s: kālacakra). Trong tranh tượng, các vị Hộ Thần thường được trình bày dưới hai dạng, tịch tịnh (s: śānta) và phẫn nộ (s: krodha). Trong cả hai trường hợp, những vị này luôn luôn cũng được diễn tả với một nữ nhân, một Du-già-ni (s: yoginī) trong tư thế giao phối (s: yuganaddha; t: yab-yum).

Trong Kim cương thừa tại Tây Tạng, Hộ Thần là một vị thần dành riêng cho mỗi người; vị này phải phù hợp với căn cơ và tâm lí của hành giả. Hộ Thần là dạng xuất hiện của Báo thân (s: saṃbhogakāya), phải được hình dung thành linh ảnh trong các Nghi quĩ – tức là phải được nhìn bằng nội quán. Hộ Thần có thể có những hình tượng hiền từ hoặc phẫn nộ khác nhau, mỗi vị thuộc về một vị Phật trong hệ thống Ngũ Phật. Tại Tây Tạng, những vị Hộ Thần phổ biến nhất là Quán Thế Âm (t: chenresi), vị nữ thần Ða-la (s: tārā) và những vị được truyền trong các bộ Tan-tra cực kì bí mật như »Lợn kim cương« (金 鋼 母 豬; Kim cương mẫu trư; t: dorje phagmo).

Khác với truyền thống Tan-tra của Ấn Ðộ giáo, Phật giáo Tây tạng không xem Hộ Thần là người chuyên trách bảo vệ mình, các vị chỉ là những biểu tượng nói lên tính cách riêng của mỗi hành giả và tính cách đó chính là phương tiện để chuyển hóa tâm thức. Hộ Thần cũng là mối nối giữa hành giả và dòng tu và giáo pháp của dòng đó.

Hộ Thần cũng được chia thành nhiều loại có tên khác nhau, mỗi loại có một tính chất riêng:

Nam Hộ Thần (chủ từ bi):

Nữ Hộ Thần (chủ trí huệ):

Các vị Nam và Nữ Hộ Thần cũng thường được trình bày trong tư thế giao phối (Yab-yum) như vị Nam Hộ Thần Cha-kra sam-va-ra và Nữ Hộ Thần Kim Cương Bhai-ra-va (s: vajrabhairava) và từ đó phát sinh ra nhiều biểu tượng cực kì phức tạp.