Khi bạn dấn thân hoàn thiện các nhu cầu của tha nhân, các nhu cầu của bạn cũng được hoàn thiện như một hệ quả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Mục đích của cuộc sống là sống có mục đích.Sưu tầm
Khi ý thức được rằng giá trị của cuộc sống nằm ở chỗ là chúng ta đang sống, ta sẽ thấy tất cả những điều khác đều trở nên nhỏ nhặt, vụn vặt không đáng kể.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Tôi phản đối bạo lực vì ngay cả khi nó có vẻ như điều tốt đẹp thì đó cũng chỉ là tạm thời, nhưng tội ác nó tạo ra thì tồn tại mãi mãi. (I object to violence because when it appears to do good, the good is only temporary; the evil it does is permanent.)Mahatma Gandhi
Mạng sống quý giá này có thể chấm dứt bất kỳ lúc nào, nhưng điều kỳ lạ là hầu hết chúng ta đều không thường xuyên nhớ đến điều đó!Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hào phóng đúng nghĩa với tương lai chính là cống hiến tất cả cho hiện tại. (Real generosity toward the future lies in giving all to the present.)Albert Camus
Thước đo giá trị con người chúng ta là những gì ta làm được bằng vào chính những gì ta sẵn có. (The measure of who we are is what we do with what we have.)Vince Lombardi
Một số người mang lại niềm vui cho bất cứ nơi nào họ đến, một số người khác tạo ra niềm vui khi họ rời đi. (Some cause happiness wherever they go; others whenever they go.)Oscar Wilde
Chấm dứt sự giết hại chúng sinh chính là chấm dứt chuỗi khổ đau trong tương lai cho chính mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Tôn giáo không có nghĩa là giới điều, đền miếu, tu viện hay các dấu hiệu bên ngoài, vì đó chỉ là các yếu tố hỗ trợ trong việc điều phục tâm. Khi tâm được điều phục, mỗi người mới thực sự là một hành giả tôn giáo.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Tự lực và tha lực trong Phật giáo »» Dẫn nhập »»

Tự lực và tha lực trong Phật giáo
»» Dẫn nhập

(Lượt xem: 15.052)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Tự lực và tha lực trong Phật giáo - Dẫn nhập

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc
Tự lực và tha lực là những khái niệm được đề cập rất nhiều trong Phật giáo. Hai khái niệm này bao trùm mọi tiến trình tu tập của một cá nhân và cũng quyết định pháp môn tu tập mà người ấy chọn. Nhìn một cách khái quát, có vẻ như các pháp môn trong Phật giáo thường nghiêng về một trong hai khuynh hướng, hoặc nhấn mạnh vào tự lực, hoặc nhấn mạnh vào tha lực. Tuy nhiên, ở mức độ thực hành giáo pháp một cách sâu xa hơn, chúng ta sẽ nhận ra rằng cả hai khuynh hướng này đều đồng thời hiện hữu trong mọi tiến trình tu tập của người Phật tử.

Dù vậy, trên bình diện lý thuyết thì để có thể thực sự nhận ra sự song song tồn tại của tự lực và tha lực, trước tiên chúng ta cần nhận hiểu rõ ý nghĩa của hai khái niệm này trong Phật giáo, cũng như thấy được các mối tương quan giữa chúng trong mọi tiến trình tu tập.

Gần đây chúng tôi nhận thấy xuất hiện khá nhiều khuynh hướng tranh luận xoay quanh vấn đề tự lực và tha lực, phần lớn đều xuất phát từ sự nhận hiểu về chúng như những khái niệm loại trừ lẫn nhau. Nhận thức như thế hoàn toàn trái ngược với những lời dạy trong Kinh điển, đồng thời mỗi chúng ta cũng có thể nhận rõ được tính chất bất hợp lý đó bằng vào sự phân tích cũng như quán chiếu các kinh nghiệm cá nhân.

Tuy nhiên, chính nhận thức sai lầm phổ biến này đã và đang dẫn đến nhiều sự hoài nghi về Kinh điển, do không nhận hiểu theo đúng tinh thần “như thị” mà đức Thế Tôn truyền dạy. Một khi tiếp cận với Kinh điển qua lớp kính màu thiên kiến, dù là một hành giả nhiệt tình với đạo pháp cũng có thể dễ dàng nhận hiểu và diễn giải sai lệch ý nghĩa của giáo pháp. Hệ quả tai hại của điều này là có thể khiến cho một số Phật tử sơ cơ rơi vào chỗ hoang mang vì nhận hiểu sai lệch, thậm chí là mâu thuẫn với Kinh điển. Và ở mức độ nguy hiểm hơn, có thể khiến cho những Phật tử có nhận thức sai lầm như thế sẽ đi vào con đường tu tập chệch hướng.

Các tông phái Phật giáo khác nhau tuy có thể chọn những phương tiện hành trì khác nhau, nhưng tất cả đều đồng ý với nhau rằng, việc xác lập một con đường tu tập đúng hướng nhất thiết phải dựa trên nền tảng những lời dạy từ Kinh điển. Vì thế, trong sách này chúng tôi sẽ cố gắng sử dụng các trích dẫn trực tiếp từ Kinh điển để chỉ ra những điểm lệch lạc trong cách nhận thức vừa nêu trên. Các phần kinh văn trích dẫn trong sách này nếu không ghi rõ người Việt dịch thì xin quý độc giả ngầm hiểu rằng đó là bản Việt dịch của chúng tôi.

Cho dù chắc chắn khó tránh được sai sót cũng như những cách nhận hiểu mang tính chủ quan, nhưng người viết sẽ cố gắng đến mức tối đa để hạn chế điều đó. Mặt khác, vì trình độ nhận thức của người viết là có giới hạn, trong khi vấn đề nêu ra lại quá lớn lao, nên những bất cập cũng là điều không sao tránh khỏi. Chúng tôi chỉ hy vọng qua những gì trình bày trong sách này có thể nêu lên được một vấn đề có tầm quan trọng trong sự tu tập của người Phật tử, để từ đó sẽ có thêm những luận giải xác đáng hơn từ các bậc cao minh, giúp người đọc có thể nhận hiểu được vấn đề quan trọng này theo đúng Chánh pháp, và nhờ đó có thể tu tập một cách hiệu quả hơn.

Các chương sách sau đây sẽ lần lượt đề cập đến những vấn đề nền tảng liên quan đến tự lực, tha lực và sự hiện hữu của chúng trong cuộc sống thực tế, cũng như trong tiến trình tu tập của mỗi cá nhân. Tất nhiên, điều quan trọng cuối cùng vẫn là phải bàn đến việc vận dụng những hiểu biết đó như thế nào vào sự tu tập của chính bản thân mỗi người. Bởi nếu không có sự lợi ích thiết thực này thì mọi tri thức lý luận đều chỉ là phù phiếm vô bổ mà thôi.

« Sách này có 7 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Đại Bát Niết-bàn


Hạnh phúc khắp quanh ta


Quy Sơn cảnh sách văn


Truyện cổ Phật giáo

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.15.27.232 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (74 lượt xem) - Việt Nam (71 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - ... ...