Chim Việt Cành Nam Trở Về  ]


 

 
 
http://chimviet.free.fr
Số 33 / 30 - 11 - 2008
 
Quê Hương - Phong tục 
. Nguyễn Dư : 
* Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.

Ai dạy mình một chữ cũng là thầy mình. Thậm chí nửa chữ cũng đã là thầy mình rồi. Thế cơ à? Bấm đốt tay mới giật mình. Làm sao đếm hết nổi các thầy của mình đây? Ít ra cũng được hai chục thầy dạy trong trường. Cả tá thầy dạy thêm buổi tối ngoài đường, trong quán nhậu, bến xe buýt. Lại còn thêm một mớ các ông tây, bà đầm... Bên ta, bên tây, trong nam, ngoài bắc. Ở đâu cũng có thầy.

Có thầy đáng yêu đáng kính, có thầy đáng sợ đáng ghét. Mỗi thầy mỗi vẻ. Mới đây, tóc đã ngả màu muối tiêu, tôi lại có thêm một thầy nữa. ...


 Nguyễn Dư : 

* Phong trào ẩm thực của ta đang thời nở rộ. Nở toe toét.

Chỗ nào cũng hàng quán tấp nập, lúc nào cũng ồn ào như vỡ chợ. Li, cốc, chai, lon cụng nhau tưng bừng...Dzô ! Dzô ! Lợi dụng giây phút ngắn ngủi còn tỉnh táo, mời bạn đi " xem " mấy món ăn " vang bóng một thời " của Tây, Tàu và ta.

" Có phải ở trong Nam người ta gọi Hẩu lốn là " sà bần " không ? (...) Thực là kỳ lạ : cũng thuộc vào loại hẩu lốn, Tàu có " tả pín lù " Tây có " lâm vố ", mà ở đây thì có " sà bần " ; ba thứ này, cũng như hẩu lốn, đều do các thứ ăn đổ lộn lại với nhau nấu chín lên, nhưng tại sao ăn vào tôi vẫn thấy một cái gì " khang khác ", không làm cho mình mãn nguyện hoàn toàn ? ".
(Vũ Bằng, Miếng ngon Hà Nội, Văn Học, 1990, tr. 133).

Vũ Bằng khai mào cho cuộc vui bằng một câu hỏi xoay quanh bốn món ăn " thượng vàng, hạ cám " của giới nhậu nhẹt là hẩu lốn, sà bần, tả pín lù, lâm vố... Mấy món ăn này giống nhau hay khác nhau ra sao ? ... 


. Cát Hoàng : 

Miệt vườn. Tên gọi đã lạ lẫm rặt chất Nam bộ, mà người Nam bộ rặt cũng khó cắt nghĩa.
Tình cờ chiều, quán bên sông mịt mờ mây mưa, bất chợt hồi quang nhuộm hồng cả quảng sông đầy, ai không tận mắt nói mấy chẳng tin.
Tình cờ trưa, leo lên cầu Rạch Miễu phóng mắt về hai phía Tiền Giang, Bến Tre thấy quê mình đẹp lạ đẹp lùng bởi ngút ngàn xanh cây trái nổi bật dáng dừa, bất chợt nẩy vần thơ: ...Dung nhan dừa xanh gội chín dòng trong.....
. Cát Hoàng : 
Cua cũng có đực có cái. Không hiểu cua cái có nắm quyền chỉ huy theo chế độ mẫu hệ không? Song, kinh nghiệm dân gian đoan chắc một điều là vòng đời con cua đực khá ngắn ngủi ứng với câu "Anh hùng đoản mệnh". Bởi lẽ, đến độ tuổi trưởng thành khi hoàn thành xong nghĩa vụ duy trì nòi giống là anh cua đực rũ (chết mòn), anh cua đực nào tránh được quy luật nầy trở nên "Thái giám" thì anh cua đực đó lớn hết cỡ gọi là cua kềnh cân nặng khoảng 3-5 kg như chơi...
Bùi Thụy Đào Nguyên : 
Không biết những hàng cây mù u soi bóng bên dòng sông quê tôi có tự bao giờ, có lẽ từ thuở người xưa đi mở đất đã gieo trồng rồi cây bám đất sinh sôi.
Ông nội tôi kể thời ông mới đến cù lao này, ngọn mù u đã cao xấp xỉ mái đình.Thân cây tròn thẳng, có thể cao trên chục mét; lá mọc đối, thon dài, phía gần cuống hơi thắt lại...
Thơ
. Nguyễn Thế Tài :
cám ơn Folon 
đưa ta về cánh đồng thơm mát 
hương thanh xuân tràn ngập tâm hồn 
mùa thu dịu dàng, lối cỏ xanh non 
ánh nắng sương mai 
trọn vẹn tình bằng hữu ..  - Cám ơn Folon
. Cát Hoàng : 
Ca vọng cổ… ta rót buồn vào phổi 
thở ra hiu hắt trái tim người 
nổi lửa mắt huơ tay dậy sóng 
tóc râu áo xống dựng lên 
em xuống câu xề nghe nát ruột 
anh về bầm dập hồn thơ  - Nghe ca vọng cổ  - Ngủ trưa  - Thơ viết gởi người tình cũ - Viết ở Nhà Thương - Bất chợt
. Quỳnh Chi :
Trong vườn đã ngớt tiếng ve 
Chiều về nhạc dế thầm thì nhỏ to 
Con chuồn chuồn đỏ từ mô 
Đến bên hàng giậu nhắc thu sắp về  ...Chớm  thu - Buồn tàn thu - Tình Thu - Hồ thơ
Kururu hi o 
sou ureshii ka 
mushi no koe
(Kobayashi Issha)

Chiều buông 
Mới thế đã mừng
Rủ nhau lên tiếng 
Côn trùng kêu vang ...   - Thơ Haiku 

. Trần Hạ Tháp : 
Kêu 
Ễnh ương liên khúc 
Đổi màu 
Biến da theo thời tiết 

Bám 
Bò sát khái niệm 
Chân rít 
Loài cuốn chiếu duỗi thân 

Đậu   ... - Truyền chân  côn trùng - Biến tấu gáy

. Trần Xuân An : 
Phố trời vẫn hoài xanh 
Nhưng chiều xanh chừng khát 
Ba mươi năm úa nhanh 
Tóc xanh tôi đã nhạt 

Nghe xa hơn thông hát 
Trên dốc gió, mơ hồ 
Chói dày thêm tiếng phố 
Lòng rừng phai hoang sơ    ... - Đà Lạt ba mươi năm - Nhà thơ và Lang Biang - Thiền khách - Biến mất đôi khi

. Đỗ Thị Minh Giang :
Chuồn chuồn cắn rún biết bơi 
Ngày xưa con nít trò chơi xóm đồng 
Rủ nhau đi tắm lội sông
Ôm thân cây chuối nương dòng nước dâng    - Duyên quê  - Mùa biển động - Một ngày vui sống  - Chờ mong những gì  - Mùa thu - Lá bay vàng thu
. Sóng Việt Đàm Giang : 
Những cánh hạc bằng giấy 
Xanh, hồng, trắng xinh xinh 
Gửi em ngày sinh nhật 
Chất đầy một hộp quà 

Mỗi cánh hạc anh gấp 
Mang chút tình riêng tư 
Ấp ủ một mộng ước 
Gửi về người anh thương  ... - Những Cánh Hạc Bằng Giấ

 .Vũ Tiến Lập : 
em lộng lẫy như loài chim xanh 
bay suốt vào ký ức tôi kỳ bí 
mạch sống ngan ngát nỗi cô đơn 
mùa giông trù phú thêm viễn mộng 
chẳng còn lời huyễn nào thay thế 
ngoài âm thanh mật 
độc đăng thức giữa ngày tráng lệ  - lời huyễn - lung linh - nguyệt thực - mưa phổ độ
. Tâm Minh Ngô Tằng Giao  phóng dịch: 
La vie est comme
un voyage dans un train:
On monte et on descend,
il y a des accidents,
à certains arrêts,
il y a des surprises,
et à d’autres,
il y a une profonde tristesse. - Le train de la vie (Chuyến xe cuộc đời) [PDF]
. Thanh Thanh phóng dịch : 
Chiếc lá vàng rơi hay cánh bướm 
Ðến đậu vai em một sớm Thu 
Mình em trở lại con đường cũ 
Kỷ niệm -- xua đi lớp sương mù 

Thương em cách trở miền quê ấm 
Chẳng quản đường xa chị đến thăm 
Quê hương là chị, là Hà Nội 
Trà sen, hương cốm thắm ân tình  ... - Nhớ chị giữa mùa thu lá vàng  (Thu Minh) - Mắt Biếc Hồ Thu (Toàn Phong)

.. Lê Ngọc Hồ : 
Nước ngọc ngà men thấm giọng tình, 
Môi anh lịm ngọt với trà xinh 
Say em từ thuở bao giờ nhỉ? 
Cách biệt tim anh vẫn bóng hình 

Eo nhỏ duyên em chén sẫm màu, 
Ấm chuyên bầu bĩnh nước da nâu 
Vòi thon miệng nhỏ còn e ấp 
Ngây ngất vì em chẳng biết đâu.... Trà - Say trà - Không đề

Truyện ngắn - Ký - Tạp văn
 Phạm Vũ Thịnh dịch:
"Này, anh có nhớ tên Ukai Saheita không nào?".
Quan Gia lão [1] ngày trước là Mitsui Yagoemon hỏi.
  Kojika Shichibee chỉ biết ấp úng không rõ lời gì, đưa mắt nhìn lại. Nhưng làm sao mà quên được chứ? Ukai Saheita là kẻ mà Shichibee đã lãnh mệnh lệnh của Lãnh Chúa tìm giết ngày trước. Ở chỗ vắng ngoài xóm nhà Kaneya trên đường Tokaido đấy chứ đâu. Chuyện 15 năm trước rồi, nhưng đến bây giờ, quang cảnh tử-đấu ấy vẫn còn ghi khắc rõ ràng trong trí Shichibee. Saheita đã nghênh chiến với bốn người võ sĩ tìm bắt hắn, dũng mãnh không lùi một bước. Ánh nắng trắng xoá nẩy bật lên trên bãi sông. Lau lách uốn mình theo gió. Và tiếng thét hoảng hồn của bà chủ quán trọ khi thấy bọn anh ướp muối thủ cấp của Saheita mà bọn anh đã cắt mang về. Tiếng hoan hô của người trong thành nghênh đón bọn anh bốn người dưới sự chỉ huy của anh, Shichibee, trở về. Rồi được tăng lương nữa chứ. Đó là vinh quang duy nhất trong quãng đời đã qua của anh. Làm sao quên được chứ!

-"Hừm, phải rồi. Làm sao quên được nhỉ. Nhưng mà này, anh có biết là Saheita còn có một người em trai đấy không?" ...

. Quỳnh Chi dịch :
Tôi đã nằm mơ thấy tôi đang khoanh tay ngồi ở đầu giường, thì người con gái đang nằm ngửa cất tiếng trầm tĩnh nói rằng cô sắp chết. Người con gái xõa mái tóc dài che kín gối, giữa mái tóc ấy là khuôn mặt hình trái xoan hiền dịu. Dưới làn da nơi gò má trắng bệch còn ửng lên màu máu ấm, đôi môi còn đỏ thắm.
Người con gái chẳng có vẻ gì là sắp chết. Nhưng cô gái cất giọng trầm tĩnh, nói thật rành rọt:
-Tôi sắp chết.
Tôi nghĩ chắc cô gái sắp chết thật. Tôi cúi xuống thật sát mặt cô, hỏi
- Sao? Cô sắp chết thật sao ?
Cô gái mở bừng mắt ra nói :
-Tôi sắp chết thật mà.
Đôi mắt thật to sóng sánh ướt khuất dưới hai hàng mi dài rậm đen tuyền. Dưới đáy đôi mắt huyền ấy có in rõ bóng dáng tôi.Tôi ngắm đôi mắt đen óng ánh thấy rõ bóng mình nơi đáy mắt trong suốt và sâu thẳm ấy, thầm nghĩ " Thế này mà chết sao?" ... 
.Quỳnh Chi (truyện ngắn ) :
Khi ấy Nakamura còn trẻ lắm, chàng mới được nhận vào viện nghiên cứu.  Bản tính rụt rè nên chàng chỉ ngồi hóng chuyện hơn là góp chuyện với các đồng nghiệp. Họ đang kháo chuyện về chuyện học sinh ngữ của cô Hirada ở viện. Số là trong khi viện đang tìm thầy dậy sinh ngữ cho cô Hirada thì có ông giáo sư nọ dậy môn nhân chủng học và cũng là khách quý của họ, trong bữa tiệc rượu đã hù dọa cô Hirada nhiều điều. Theo ông, ngoại ngữ mà cô Hirada sắp học có rất nhiều âm mũi, nghe người bản xứ nói chuyện cứ như là nghe một đàn ễnh ương đang ộp oạp đồng ca....  - Khung cửa


. Cung Điền : 

Lão Nô-Ê là một vĩ nhân. Chính lão vẫn tự khoe về mình như vậy. Khi một người bạn của tôi hỏi lão thế nào là một vĩ nhân, lão trả lời là một người giữ nhiều chức vụ trong cùng một lúc. Tính theo kiểu đó thì lão nhất định phải là một vĩ nhân, vì lão giữ hầu hết mọi chức vụ trong làng. Trước hết lão là lý trưởng, rồi hiệu trưởng, tiếp đến là trưởng ty thuế vụ, thứ tư là cảnh sát trưởng, tiếp theo đó là quan tòa, cha xứ, rồi giám đốc bệnh viện, giám đốc vườn nho, ngoài ra lão còn giữ nhiều chức vụ khác khi cần đến.

Quần áo và cung  cách bề ngoài của lão thật đúng với mỗi chức vụ. Này nhé, cái mũ đen như hai nửa vỏ trứng xếp cạnh nhau là dấu hiệu của ông quan tòa, và khuôn mặt lão với từng thớ thịt lòng thòng là dấu hiệu của ông giám đốc vườn nho . Đôi lông mày dài muối tiêu, và bộ râu nghiêm nghị là dấu hiệu của ông hiệu trưởng. Đôi môi tím nhạt, dầy như hai con hải sâm là dấu hiệu của giám đốc nhà thương, cổ áo xanh viền vàng là dấu hiệu của đức cha chánh tòa . Mã bề ngoài của một người thu thuế là cái túi da lớn, lão đeo vắt ngang vai từ phải sang trái, trong khi đôi ủng đen và khẩu súng lục đeo ngang qua vai từ trái sang phải khiến ai cũng biết lão là cảnh sát trưởng. Ngoài ra, người lão luôn luôn chói lòa với mề đai, dây ngù, huân chương. Mỗi một thứ này đều là dấu hiệu của những chức vụ khác. 

. Nguyễn Nam Trân : 
Ngày nay khi nói đến thơ Nhật, người ta chỉ nghĩ đến Haiku. Điều đó không phải không đúng vì phạm vi phổ biến của thể thơ này quá rộng lớn. Tuy nhiên, thơ Nhật hãy còn là Ca dao cổ đại (Kayô), Hòa ca (Waka), Hán thi (Kanshi) và thơ mới (Shintaishi) nữa. Trong đó, Hòa ca đóng vai trò quan trọng nhất vì thừa hưởng dư ba của ca dao, tiếp nhận ảnh hưởng cổ thi Trung Quốc, phản ánh từ rất sớm mọi khía cạnh của tâm hồn người Nhật thông qua một vốn liếng kỹ thuật tu từ phong phú. Cũng cần phải nói là nhờ Hòa ca (Waka) xưa kia , ta mới có Đoản Ca (Tanka), Bài Cú (Haiku) ngày nay.

Việc giới thiệu thơ Hòa Ca, tinh hoa của văn chương cung đình thời trung cổ, do đó trở thành cần thiết để hiểu văn hóa Nhật Bản. Không thể nào hiểu một cách thấm thía Murasaki Shikibu, Bashô, tuồng Nô, kịch Kabuki, Tanizaki, Kawabata, ca nhạc mới... mà thiếu kiến thức Waka. 

. Võ Quang Yến : 
Ai về Việt Nam đi xe hơi từ Nam ra Bắc chắc thế nào trên đường cũng đã dừng chân xem những tháp Chăm đẹp Po Klaung Garai-Đồi Trầu ở Phan Rang, Pô Nagar-Tháp Bà ở Nha Trang, Bánh Ít-Tháp Bạc, Hưng Thạnh-Tháp Đôi ở Qui Nhơn không xa bao lăm quốc lộ 1. Nếu chịu khó đi xa thì có thể  viếng những tháp ít được biết hơn : Pô Dam-Pô Tầm, Pô Sanư-Phú Hài ở Bình Thuận ; Hòa Lai-Tháp Khơ me, Pô Rômê ở Ninh Thuận ; Tháp Nhạn-Con Gái ở Phú Yên ; Cánh Tiên-Đồ Bàn, Bình Lâm-Thị Nại, Dương Long-Tháp Ngà, Phước Lộc-Tháp Vàng, Thốc Lốc-Tháp Cao Mên, Thủ Thiện-Tháp Đồng ở Bình Định,... Ra đến Quảng Nam thì không thể bỏ qua thánh địa Mỹ Sơn, điêu tàn nhưng còn giữ nét hùng vĩ của một thời xưa rực rỡ, cùng những tháp Bằng An độc nhất tám cạnh, Chiên Đàn, Khương Mỹ theo kiểu ba ngôi tháp song hành lập nên một phức thể. Rồi xe vượt đèo Hải Vân tiến vào địa phận Thừa Thiên-Huế.

Vùng đất Thuận và Hóa nầy được nhập vào Đại Việt sau lễ cưới công chúa Huyền Trân với vua Chế Mân năm 1306. Trước đó người Chăm đã sống ở đây và để lại nhiều di tích. Từ đầu thế kỷ 20, những người Pháp đầu tiên đã chịu khó đi tìm và kê khai một số hình tượng ngay ở Huế và ở các huyện Phong Điền, Quảng Điền. Bên cạnh những mảnh tượng, mảnh bia bằng đá, những khám thờ bằng gạch,... đáng để ý nhất là những di tích tìm ra ở làng Mỹ Xuyên : 

. Bùi Thụy Đào Nguyên : 
Cao Văn Lầu (Sáu Lầu) là nhạc sĩ và là tác giả bài Dạ cổ hoài lang, một bài ca độc đáo và nổi tiếng nhất trong nghệ thuật ca Cải lương Việt Nam. 
. Phạm Xuân Hy : 
Vương Chiêu Quân, Tây Thi, Dương Quý Phi, Điêu Thuyền là tứ đại mỹ nhân của Trung Quốc, đều xếp vào hàng những thiên cổ giai nhân. Nhưng cuộc đời của những người đàn bà này vì đẹp nên có lắm hoạn nạn truân chuyên, và người ta thường đổ lỗi cho đó là " hồng nhan bạc mệnh  ". 

Riêng Điêu Thuyền, chẳng những được truyền tụng trong dân gian là người đàn bà có nhan sắc làm cho " mây mờ trăng lặn", mà còn được coi là một kỳ nữ thông minh, mưu lược làm điên đảo các anh hùng hào kiệt thời Tam Quốc, cả về sắc lẫn tài, như lời bình luận gia văn học Mao Tôn Cương, người thời Minh mạt Thanh sơ từng nhận xét, nguyên văn : 

(Thập bát lộ chư hầu bất năng sát Đổng Trác, nhi nhất Điêu Thuyền túc dĩ sát chi, Lưu Quan Trương tam nhân bất năng thắng Lã Bố, nhi Điêu Thuyền nhất nữ tử năng thắng chi, dĩ nhẫm tịch vi chiến trường, dĩ chỉ phấn vi giáp trụ, dĩ phán lãi vi qua mâu, dĩ tần tiếu vi cung thỉ, dĩ cam ngôn ti từ vi vận kỳ thiết phục, nữ tướng quân chân khả uý tai ! 

-Dịch nghĩa : Mười tám lộ chư hầu, khhông giết nổi Đổng Trác. Chỉ một miønh Điêu Thuyền giết nổi. Lưu Bị, Quan Công, Trương Phi, không thắng nổi Lã Bố. Chỉ một mình Điêu Thuyền thắng nổi Lã Bố. Dùng chiếu giường làm chiến trường, dùng son phấn làm giáp trụ, dùng khoé mắt làm đao kiếm, lấy cái chau mày và nụ cười làm cung tiễn, dùng lời ngon ngọt nhỏ nhẹ mà bố trận, bầy binh, tướng quân thị mẹt qủa đáng sợ thật! )(từ ngữ " Tướng quân thị mẹt " này là chữ của học giả Phan Kế Bính dịch từ chữ Hán "  nữ tướng quân ???" mà ra) ..

. Trần Xuân An :
(...) Không hiểu vì sao ông Sao không thể quay mắt sang chỗ khác. Ánh mắt ông như dán chặt vào gương mặt đàn bà vẫn còn nhan sắc kia. Hình như đó là một người đã từng quen biết với ông từ nhiều năm về trước. Và có lẽ vì ánh mắt đăm đắm của ông Sao, linh tính khiến người đàn bà gấp nhanh cuốn sổ lại, nhìn thẳng vào ông. Bà không chỉ nhận ra dáng tuổi trạc trên năm mươi của ông Sao, nên bà vụt đứng dậy, quên cả việc cần phải giữ gìn, ý tứ như vốn có.
 - Ông... Thầy có phải là thầy Sao không ạ? -  ... 
. Trần Hạ Tháp :
Quân - Sư - Phụ trong đời sống hôm nay vẫn có thể hiểu rộng ra một cách thiết thực và phù hợp hơn so những gì mà hệ tư tưởng phong kiến ngày xưa đặt để. Là một trong những giềng mối căn bản, phổ thông nhất nhằm đi đến thẩm định - trung, hiếu, nghĩa - ba tiêu chí đạo đức dựng nên nhân cách một con người.
"Quân, sư, phụ tam cương giả"
"Qua chuyến đò đầy, đò ngả cứu ai" ?
Một câu đố chữ lưu truyền trong dân gian Huế qua chuyện hò vay trả. Và đáp án ở đây được cho là lý tưởng :
"Thầy, cha thì xoác hai vai"
"Trên lưng cõng chúa, bỏ ai cũng không đành" 
. Nguyễn Hữu Phước :
Tiếng HV, hà có nhiều nghĩa. Một trong những nghĩa đó là "sông rạch".
Trên trời, chúng ta có Sông Ngân hay Ngân Hà: sông màu bạc chỉ dải mây trên trời giống hình dòng sông.  Có màu bạc nhờ ánh sáng của những vì sao. Ca dao có câu:
Đêm đêm tưởng giải ngân hà
Chuôi sao tinh đẩu đã ba năm tròn.
Theo truyền thuyết, đây là dòng sông chia cách Chức Nữ,Ngưu Lang. Tục truyền rằng sao Chức Nữ là Thiên Tôn Nữõ được gã cho Khiêu Ngưu, một vì sao khác. Hai sao nầy mỗi năm, chỉ có một lần, vào ngày mồng 7 tháng bảy âm lịch, nhờ chim khách bắc cầu để qua sông Ngân và gặp nhau:
Xưa kia ai biết ai đâu
Bởi chim ô Thước bắc cầu qua sông.
Ngày nầy trong lịch Á Đông còn gọi là ngày thất tịch.
Sông Ngân Hà (dùng theo thói quen) dùng nghĩa bóng, để chỉ sự cách trở của những kẻ yêu nhau mà không được gặp nhau.
Kế đến, từ "sơn hà" hay "núi sông" dùng chung như danh từ ghép, chỉ đất nước, quốc gia.  Ca dao có câu:
Ghé vai gánh đỡ sơn hà,
Sao cho rõ mặt mới là trượng phu.
Nhưng khi muốm chỉ núi non và sông rạch như một yếu tố thiên nhiên mà thôi, người ta dùng từ "sơn xuyên". 
. Võ sư Nguyễn Lâm -Võ sư Nguyễn Văn Đại Nghĩa - Võ sư Nguyễn Văn Thành Nhân  :
Chúng ta đã biết võ công Thiếu Lâm thường đặt nền tảng chiêu thức kỹ thuật mô phỏng theo động tác loài vật, gồm linh cầm, mãnh thú và đôi khi cả côn trùng. Xin nhớ lại, vào thế kỷ 16, các cao thủ thượng thừa Thiếu Lâm Tự đã triển khai 15 thức võ công tiên khởi của Đạt Ma sư tổ thành 72 phép (thất thập nhị huyền công). Sau đó đại sư Bạch Ngọc Phong biến cải thành 170 thức và sắp xếp theo năm loại hình đặc thù, dựa theo hình thái động tác của năm loài vật: ... 
 
Cổ Văn
Thơ cổ Trung Quốc

Quỳnh Chi phóng dịch :

Tử tụ hồng huyền minh nguyệt trung,
Tự đàn tự cảm ám đê dung.
Huyền ngưng chỉ yết thanh đình xứ,
Biệt hữu thâm tình nhất vạn trùng.
Dạ Tranh ( Bạch Cư Dị ) - Thu Tịch Lữ Hoài ( Lý Bạch ) - Cúc Hoa ( Bạch Cư Dị ) - Đăng Cao ( Đỗ Phủ )  -  Thu Phong Dẫn  ( Lưu Vũ Tích )  - Thu Nhật Phó Khuyết , Đề Đồng Quan Dịch Lâu ( Hứa Hồn )
chuvươngmiện/mai uyển/phonglữthảo/m.loanhoasử phóng dịch :
giang thủy trương lưu địa 
sơn vân bạc mộ thì 
 hàn hoa ẩn loạn thảo 
túc điểu trạch thâm chi 
cựu quốc kiến hà nhật 
cao thu tâm khổ bi 
nhân sinh bất tài hảo 
mấn phất tự thành ty 
- Bạc mộ (Đỗ Phủ ) - Giang mai  (Đỗ Phủ)Lã dạ thu hoài (Đỗ Phủ)  - Tạp thi ( Vương Duy )  - Dạ thưởng thụ hàng thành văn dịch ( Lý Ích)Mang Sơn ( Thẩm Thuyên Kỳ)
Dân tộc học, Văn hoá học, Lịch Sử

. Phan Văn Hoàng - Trần Viết Ngạc :

Trung tâm lưu trữ của Pháp ở Aix-en-Provence (C.A.O.M) còn giữ nhiều tư liệu về cuộc dân biến năm Mậu Thân (1908). Nhờ những tư liệu gốc, trực tiếp và vô cùng quý giá này, chúng ta biết tường tận hơn biến cố làm rung động cả guồng máy cai trị của thực dân Pháp ở Đông Dương. Cũng nhờ nguồn tư liệu này mà chúng ta hiểu tại sao Pháp đàn áp mạnh tay với các nhà cách mạng nước ta đầu thế kỷ... - Cuộc dân biến ở Quảng Nam năm Mậu Thân (1908) qua tài liệu lưu trữ của Pháp
. Bùi Thụy Đào Nguyên : 
Nguyễn Phúc Hồng Tập (? - 1864) gọi tắt là Hồng Tập, khi bị tội phải cải sang họ mẹ nên được gọi là Võ Tập hay Vũ Tập; là con trai của Phú Bình Công Miên Áo, cháu nội vua Minh Mạng và là em chú bác với Nguyễn Phúc Hồng Nhậm tức vua Tự Đức.
Về thân thế, sử nhà Nguyễn biên chép về ông rất ít, chỉ biết ông là một trong số những người cầm đầu cuộc nổi dậy tại kinh thành Huế vào năm 1864. 
. Bùi Thụy Đào Nguyên : 
Năm Canh Thân (1800), các thủ lĩnh Tây Sơn lẫn chúa Nguyễn đều tăng cường binh lực.
Theo Việt sử tân biên thì:
Khi ấy, thành Bình Định bị quân Tây Sơn uy hiếp uy hiếp rõ rệt, Võ Tánh, tướng chúa Nguyễn, chỉ biết cố thủ thì đủ hiểu. Ngoài cửa Thị Nại, phía Tây Sơn cho bố phòng cẩn thận.
Còn chúa Nguyễn cũng gắng gỏi hết sức. Hoàng tử Cảnh ở lại Sài Côn, Thế tử Hi (tức Nguyễn Phúc Hy, em ruột Hoàng tử Cảnh) cũng dự vào việc chỉ huy quân đội trong chiến dịch Bắc tiến. Bên cạnh, còn có ba sĩ quan người Pháp tham gia là Vannier (tên Việt là Nguyễn Văn Chấn) điều khiển tàu Phượng phi (Le Phénix), Chaigneau (Nguyễn Văn Thắng) điều khiển tàu Long phi (Le Dragon) và De Forsans (Lê Văn Lăng) điều khiển tàu Bằng phi (L'aigle) ....
. Trương Thái Du : 
Hồ Nguyên Trừng (1374 - 1446) là con trai cả của Hồ Quý Ly. Tháng 11.1394 lần đầu tiên sử sách nhắc đến Nguyên Trừng với việc bổ nhiệm ông làm Phán sư tự dưới triều đình của Thái thượng hoàng Nghệ Tông. Tháng 6.1399 Nguyên Trừng lãnh chức Tư đồ. Tháng 2 năm 1400 Hồ Quý Ly tiếm ngôi nhà Trần, trong lòng muốn lập con thứ Hồ Hán Thương (là cháu ngoại Trần Minh Tông) làm Thái tử, bèn thăm dò ý Nguyên trừng bằng cách ra câu đối: "Thử nhất quyển kỳ thạch, hữu thì vi vân vũ dĩ nhuận sinh dân" (Hòn đá lạ bằng nắm tay này, có lúc làm mây làm mưa để nhuần thấm sinh dân). Nguyên Trừng khiêm tốn trả lời, ý nói không màng ngôi cao, chỉ mong được phụng sự đất nước: "Giá tam thốn tiểu tùng, tha nhật tác đống tác lương dĩ phù xã tắc". (Cây thông nhỏ mới ba tấc kia, ngày sau làm rường cột để chống nâng xã tắc). Tháng 12 năm 1400 Hồ Quý Ly tự xưng Thái thượng hoàng và nhường ngôi cho Hán Thương. Hồ Nguyên Trừng lãnh chức Tả tướng quốc.
Cuối năm 1405, nguy cơ xâm lăng của nhà Minh ngày càng rõ rệt. 
. Nguyễn Thanh Liêm : 
Hai tiếng Petrus Ký ngắn gọn đã đi sâu vào lòng người dân Miền Nam từ hơn thế kỷ nay và sẽ còn ở đó mãi mãi cho dù có kẻ đã cố tình xóa đi hay tìm mọi lý do để dìm xuống. Hai tiếng thân yêu đó là tên rút ngắn của nhà bác học Trương Vĩnh Ký, một người con của đất Vĩnh Long, một nhà văn hóa nổi tiếng của Nam Kỳ Lục Tỉnh, ... 
Văn học - Luận - Tư tưởng - Thời đại -Ngữ Văn
. Nguyễn Thị Chân Quỳnh :
Cũng như nhiều danh nhân khác, Cao Bá Quát đã bị người đời gán ghép cho những chuyện xét ra phần lớn là ngụy tạo, ngay tiểu sử của ông cũng không minh bạch... - Một số truyền thuyết sai lầm về Cao Bá Quát
. Nguyễn Thị Chân Quỳnh :
Trước nhà Lý, sử sách chỉ chép rất sơ lược về quan chế Việt Nam : Thời Hùng Vương nước ta có các Quan Lang, Lạc hầu, Lạc tướng... ; thời Ngô Quyền đặt đủ trăm quan, dựng nghi lễ triều đình và định sắc áo mặc... 
Kể từ nhà Tiền Lê, quan chế nước ta bắt đầu rập theo khuôn mẫu Trung quốc : "Năm 1006 Lê Long Ðĩnh sửa quan chế theo  nhà Tống". Tuy nhiên, An-Nam Chí Lược ghi rõ :"Nước ta từ nhà Ðinh mới chịu tước phong vương của nhà Tống nhưng ở trong nước tự đặt danh hiệu, đặt quan có chức Chánh và Tiếp, tựa như phẩm, tùng".
. Trần Hạ Tháp : 
Với gần 40 mươi bức tranh trong cuộc triển lãm ở số 4 Hoàng Hoa Thám - Huế khai mạc vào 11 tháng 10 năm 2008 Võ Xuân Huy đã đặt người thưởng ngoạn trước một công trình tổng hợp từ 3 phạm trù sơn mài độc đáo. Sự nối kết truyền thống vào hiện đại nầy mang tầm vóc đặt để một nguyên lý, xứng đáng để giới bình luận lưu tâm và ghi nhận lâu dài.
Ở đây, mặt phẳng trong nghệ thuật tranh sơn mài Việt Nam đã không còn cố hữu. Vâng, mặt phẳng ấy còn có thể chủ động cho mòn khuyết đi, nức nẻ hoặc được vun cao lên một cách đa dạng bất thường ...
. Trần Tư Bình :  - Cách gõ nhanh chữ Việt không dấu    / [PDF]   /  [Word]
 - Thử tìm Kiểu Gõ Dấu Chữ Việt Nhanh Nhất    / [PDF]   /  [Word]

Trở Về  ]