Từ điển Thiều Chửu
疏 - sơ/sớ
① Thông suốt, sự thực đúng lẽ phải gọi là sơ thông trí viễn 疏通致遠. Hai bên cùng thấu tỏ nhau cũng gọi là sơ thông. ||② Chia khoi. ||③ Thưa, ít. ||④ Bày. ||⑤ Giúp. ||⑥ Xa, họ gần là thân 親, họ xa là sơ 疏. Thường tiếp nhau luôn là thân, cách nhau xa lâu là sơ. ||⑦ Sơ xuất, xao nhãng. Mưu tính bố trí không được chu đáo gọi là thô sơ 粗疏 hay sơ hốt 疏忽. ||⑧ Ðục chạm, như sơ linh 疏櫺 đục khoét và chạm trổ chấn song cửa sổ cho thấu ánh sáng vào. ||⑨ Một âm là sớ. Tâu bày. ||⑩ Giải nghĩa văn, như chú sớ 注疏 chua âm và giải rõ nghĩa văn.

Từ điển Trần Văn Chánh
疏 - sơ
① Thông, nạo vét: 疏浚河道 Nạo vét lòng sông; ② Phân tán: 疏散 Sơ tán; ③ Thưa, ít.【疏落】sơ lạc [shuluò] Thưa thớt, rải rác, lác đác, lơ thơ, lưa thưa: 河邊疏疏落落有幾棵柳樹 Bên bờ sông lưa thưa mấy cây liễu; ④ Thờ ơ: 他們一向很疏遠 Xưa nay họ rất thờ ơ với nhau; ⑤ Lơ là: 疏神 Lơ đễnh, lơ là; ⑥ Lạ: 生疏 Xa lạ; 人生地疏 Lạ người lạ cảnh; ⑦ (văn) Giúp; ⑧ (văn) Đục chạm: 疏櫺 Đục khoét và chạm trổ chấn song cửa sổ (cho ánh sáng lọt vào).

Từ điển Trần Văn Chánh
疏 - sớ
① Tờ sớ: 上疏 Dâng sớ; ② Trình bày rõ từng điểm một; ③ Chú thích kĩ (sách cổ): 十三經注疏 Sách chú giải Thập Tam Kinh, Thập tam Kinh chú sớ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
疏 - sơ
Thưa. Ít — Xa, không được gần ( nói về mối liên hệ ) — Một âm là Sớ. Xem Sớ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
疏 - sớ
Tờ giấy chép lời tâu của quan để dâng lên vua. Văn tế trận vong tướng sĩ của Nguyễn Văn Thành có câu: » Mà những người từng thượng trận ngày xưa, rắp tấu công từ Vị Ngọ Thân Dậu đến giờ, treo tính tự để nằm trong lá sớ « — Ghi chép giải thích qua loa về những điều khó hiểu trong sách — Một âm là Sơ. Xem Sơ.


注疏 - chú sớ || 單疏 - đơn sơ || 疏薄 - sơ bạc || 疏不間親 - sơ bất gián thân || 疏野 - sơ dã || 疏忽 - sơ hốt || 疏曠 - sơ khoáng || 疏闊 - sơ khoát || 疏懶 - sơ lại || 疏漏 - sơ lậu || 疏陋 - sơ lậu || 疏略 - sơ lược || 疏防 - sơ phòng || 疏窗 - sơ song || 疏率 - sơ suất || 疏心 - sơ tâm || 疏親 - sơ thân || 疏粗 - sơ thô || 疏陳 - sớ trần || 疏詞 - sớ từ || 疏文 - sớ văn || 疏遠 - sơ viễn || 疏意 - sơ ý || 奏疏 - tấu sớ || 七斬疏 - thất trảm sớ || 上疏 - thượng sớ ||